Người lao động nào sẽ được chọn tham gia lực lượng sơ cứu tại cơ sở lao động?
Tại cơ sở lao động, người sử dụng lao động phải tổ chức lực lượng sơ cứu cấp cứu với bao nhiêu người?
Về tổ chức lực lượng sơ cứu cấp cứu tại cơ sở lao động được quy định tại Điều 7 Thông tư 19/2016/TT-BYT như sau:
Tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu
1. Lực lượng sơ cứu, cấp cứu gồm:
a) Người lao động được người sử dụng lao động phân công tham gia lực lượng sơ cứu. Việc phân công người lao động tham gia lực lượng sơ cứu phải đáp ứng các tiêu chí sau:
- Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu, cấp cứu;
- Có thể có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu trong thời gian làm việc;
- Được huấn luyện về sơ cứu, cấp cứu theo hướng dẫn tại Điều 9 của Thông tư này.
b) Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất kinh doanh.
2. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:
a) Dưới 100 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;
b) Cứ mỗi 100 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.
3. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khác, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:
a) Dưới 200 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;
b) Cứ mỗi 150 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.
4. Bảo đảm mỗi ca làm việc hoặc nhóm làm việc lưu động phải có người hoặc lực lượng chịu trách nhiệm sơ cứu, cấp cứu.
- Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh có công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:
+ Dưới 100 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;
+ Cứ mỗi 100 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.
- Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh khác, người sử dụng lao động sắp xếp và bố trí số lượng người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu như sau:
+ Dưới 200 người lao động phải bố trí ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu;
+ Cứ mỗi 150 người lao động tăng thêm phải bố trí thêm ít nhất 01 người lao động làm công tác sơ cứu, cấp cứu.
Người lao động nào sẽ được chọn tham gia lực lượng sơ cứu tại cơ sở lao động?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định người sử dụng lao động phân công, bố trí người lao động tham gia lực lượng sơ cứu tại cơ sở lao động phải tuân thủ theo các tiêu chí:
- Có đủ sức khỏe và tình nguyện tham gia các hoạt động sơ cứu cấp cứu;
- Có thể có mặt sớm nhất tại vị trí xảy ra tai nạn lao động để hỗ trợ sơ cứu, cấp cứu trong thời gian làm việc;
- Được huấn luyện về sơ cứu cấp cứu theo hướng dẫn tại Điều 9 Thông tư 19/2016/TT-BYT, cụ thể như sau:
Huấn luyện sơ cứu, cấp cứu
1. Đối tượng huấn luyện sơ cứu, cấp cứu bao gồm:
a) Người lao động, trừ trường hợp đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động;
b) Người được phân công tham gia lực lượng sơ cứu, cấp cứu.
2. Thời gian, nội dung huấn luyện và huấn luyện lại hằng năm thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Người được huấn luyện phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này sau khi được huấn luyện. Trường hợp người lao động đã có Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động thì không phải ký vào Sổ theo dõi huấn luyện sơ cứu, cấp cứu nhưng phải lưu bản sao Giấy chứng nhận huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
Tại cơ sở lao động thì khu vực sơ cứu, cấp cứu phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Tại Điều 8 Thông tư 19/2016/TT-BYT quy định về yêu cầu đối với khu vực sơ cứu cấp cứu tại cơ sở lao động như sau:
Yêu cầu đối với khu vực sơ cứu, cấp cứu
1. Trường hợp trên 300 người cùng lao động tập trung trên một mặt bằng phải bố trí khu vực sơ cứu, cấp cứu.
2. Khu vực sơ cứu, cấp cứu phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu như sau:
a) Phải đủ rộng để đặt cáng cứu thương và có chỗ cho người bị tai nạn lao động nằm và được thông khí, chiếu sáng và có biển hiệu (chữ thập);
b) Bố trí gần nhà vệ sinh, dễ tiếp cận với khu vực lao động, sản xuất và dễ dàng trong công tác sơ cứu, cấp cứu hoặc vận chuyển người lao động khi bị tai nạn lao động;
c) Danh mục trang thiết bị của khu vực sơ cứu, cấp cứu thực hiện theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo Danh mục trang thiết bị của khu vực sơ cứu cấp cứu thực hiện theo quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 19/2016/TT-BYT gồm có 15 loại như sau:
1. Túi sơ cấp cứu tại nơi làm việc
2. Bồn rửa tay có đủ nước sạch
3. Giấy lau tay
4. Tạp dề ni lông
5. Tủ lưu giữ hồ sơ
6. Đèn pin
7. Vải, toan sạch
8. Cặp nhiệt độ
9. Giường, gối, chăn
10. Cáng cứng
11. Xà phòng rửa tay
12 Dụng cụ chứa chất thải nguy hại và không nguy hại
13. Bô hoặc chậu chứa chất thải của bệnh nhân
14. Ghế đợi
15. Tủ đựng vật tư tiêu hao và các dụng cụ, phương tiện sơ cứu, cấp cứu.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?