Người lao động nào được phép làm việc thời vụ tại Hàn Quốc?
Thoả thuận đưa người lao động Việt Nam làm việc thời vụ tại Hàn Quốc phải đảm bảo nội dung nào?
Căn cứ theo Mục 2 Công văn 2188/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2022 về thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo hình thức hợp tác giữa các địa phương của hai nước do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành có quy định về nội dung thoả thuận như sau:
Nội dung chính của Thỏa thuận
Thỏa thuận hợp tác về đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật Hàn Quốc và có những nội dung chính sau đây:
- Mục đích và phạm vi hợp tác đưa lao động đi làm việc thời vụ (ví dụ: lĩnh vực nông nghiệp hoặc ngư nghiệp,...)
- Tên cơ quan thực hiện Thỏa thuận của Việt Nam; cơ quan thực hiện Thỏa thuận của Hàn Quốc.
- Đối tượng và tiêu chuẩn tuyển chọn người lao động (tuổi, giới tính, nghề nghiệp, kinh nghiệm...)
- Chế độ đối với người lao động: thời gian làm việc, nghỉ ngơi; điều kiện làm việc, ăn, ở, sinh hoạt; tiền lương; bảo hiểm; chi phí khám, chữa bệnh; hỗ trợ tiền mua vé máy bay khứ hồi để giảm chi phí đi làm việc ở Hàn Quốc của người lao động; điều khoản về chấm dứt hợp đồng trước hạn...
- Chi phí liên quan đến người lao động: phí đào tạo tiếng Hàn, giáo dục định hướng, phí giao thông, hộ chiếu và thị thực nhập cảnh Hàn Quốc,... quy định cụ thể trong Thỏa thuận.
- Trách nhiệm của các bên: quản lý lao động, xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động, tranh chấp lao động, các vấn đề liên quan đến thiên tai, dịch bệnh.
- Thời hạn của Thỏa thuận: Các bên thống nhất về thời hạn Thỏa thuận có hiệu lực thi hành phù hợp quy định pháp luật của mỗi nước nhưng không quá 05 năm kể từ ngày 01/01/2022.
(Việc trao đổi, đàm phán, ký kết Thỏa thuận tham khảo quy định của Hàn Quốc về việc tiếp nhận lao động nông nghiệp làm thời vụ và mẫu đính kèm theo công văn này).
Như vậy, khi thoả thuận hợp tác để đưa người lao động Việt Nam đi xuất khẩu lao động làm việc thời vụ tại Hàn Quốc phải phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật Hàn Quốc và có những nội dung chính theo quy định trên.
Thoả thuận đưa người lao động Việt Nam làm việc thời vụ tại Hàn Quốc phải đảm bảo nội dung (Hình từ Internet)
Người lao động được phép làm việc thời vụ tại Hàn Quốc?
Căn cứ theo Mục 3.1 Công văn 2188/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2022 quy định về đối tượng để tuyển chọn lao động làm việc thời vụ tại Hàn Quốc như sau:
Tuyển chọn lao động
Cơ quan thực hiện Thỏa thuận trực tiếp tuyển chọn đúng đối tượng lao động sinh sống lâu dài tại địa phương, đang làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp... đáp ứng các yêu cầu của người sử dụng lao động trong Thỏa thuận ký kết.
Đặc biệt ưu tiên tuyển chọn người lao động thuộc đối tượng chính sách là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng tại địa phương. Việc hỗ trợ chi phí cho các đối tượng nêu trên thực hiện theo quy định hiện hành tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm; Nghị định số 74/2019/NĐ-CP ngày 23/9/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ; Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 15/6/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều về hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP. Nguồn kinh phí do ngân sách địa phương đảm bảo.
Như vậy, trực tiếp tuyển chọn đúng đối tượng là người lao động sinh sống lâu dài tại địa phương, đang làm việc trong các lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp... đáp ứng các yêu cầu điều kiện theo người sử dụng lao động trong Thỏa thuận ký kết.
Để đảm bảo thực hiện hợp đồng có các biện pháp nào?
Căn cứ theo Mục 3.3 Công văn 2188/LĐTBXH-QLLĐNN năm 2022 quy định như sau:
Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng và quản lý người lao động
- Thực hiện các biện pháp đảm bảo người lao động thực hiện đúng hợp đồng (quy định của pháp luật về đảm bảo thực hiện hợp đồng, xử phạt vi phạm hành chính, ký cam kết với cá nhân, gia đình người lao động,...) phù hợp tình hình thực tế tại địa phương và pháp luật trong nước; thỏa thuận với bên tiếp nhận về biện pháp hạn chế tuyển chọn người lao động có thân nhân (bố, mẹ, anh, chị, em, con ruột) đang cư trú, làm việc bất hợp pháp tại Hàn Quốc để hạn chế tình trạng người lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc, cư trú bất hợp pháp, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa hai địa phương và hợp tác lao động giữa hai nước.
- Có cơ chế theo dõi, quản lý chặt chẽ quá trình công dân Việt Nam lao động ở Hàn Quốc, không để xảy ra tình trạng lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp, vi phạm pháp luật ở nước ngoài; Phối hợp với địa phương của Hàn Quốc giải quyết kịp thời các phát sinh; Hai địa phương có trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam tại Hàn Quốc quản lý, hỗ trợ và bảo vệ người lao động thời vụ.
Hàng năm, phía Hàn Quốc sẽ xem xét dừng việc tuyển chọn và phái cử lao động thời vụ của địa phương nước ngoài nếu năm trước đó có tỷ lệ lao động thời vụ bỏ hợp đồng cao hơn 10%. Ngoài ra sẽ xem xét dừng tiếp nhận lao động từ quốc gia có tổng tỷ lệ lao động thời vụ bỏ hợp đồng vượt quá 50%.
Như vậy, cần phải tuân theo các quy định của pháp luật về về đảm bảo thực hiện hợp đồng, xử phạt vi phạm hành chính, ký cam kết với cá nhân, gia đình người lao động,..để đảm bảo người lao động thực hiện đúng hợp đồng vừa bảo vệ người lao động vừa hạn chế được tình trạng người lao động bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc, cư trú bất hợp pháp, ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác giữa hai địa phương và hợp tác lao động giữa hai nước.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?