Người lao động làm việc tại Văn phòng Bộ Công Thương làm thêm ngoài giờ thì có được nghỉ bù không?
- Trách nhiệm quản lý người lao động làm việc tại Văn phòng Bộ Công Thương thuộc về ai?
- Người lao động làm việc tại Văn phòng Bộ Công Thương khi rời cơ quan phải thực hiện nhiệm vụ gì?
- Người lao động có được nghỉ bù khi làm thêm ngoài giờ tại Văn phòng Bộ Công Thương không?
- Người lao động làm việc tại Văn phòng Bộ Công Thương khi có nhu cầu nghỉ phép thì phải có sự đồng ý của ai?
Trách nhiệm quản lý người lao động làm việc tại Văn phòng Bộ Công Thương thuộc về ai?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 395/QĐ-VP năm 2013 quy định như sau:
Trách nhiệm và phạm vi giải quyết công việc của công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Bộ
1. Công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Bộ chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Lãnh đạo Văn phòng Bộ, Thủ trưởng đơn vị; chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng đơn vị và Lãnh đạo Văn phòng Bộ về phần việc được giao.
...
Như vậy, người lao động làm việc tại Văn phòng Bộ Công Thương chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Lãnh đạo Văn phòng Bộ, Thủ trưởng đơn vị.
Người lao động làm việc tại Văn phòng Bộ Công Thương làm thêm ngoài giờ thì có được nghỉ bù không? (Hình từ Internet)
Người lao động làm việc tại Văn phòng Bộ Công Thương khi rời cơ quan phải thực hiện nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 9 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 395/QĐ-VP năm 2013 quy định như sau:
Thời gian làm việc
1. Công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Bộ có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc thời gian làm việc theo pháp luật về lao động và Quy chế làm việc của Bộ Công Thương.
2. Công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Bộ khi đến cơ quan làm việc phải tập trung nghiên cứu, thực hiện đầy đủ, kịp thời các yêu cầu công việc với năng suất, chất lượng tốt nhất; trong giờ hành chính khi rời khỏi cơ quan phải báo cáo Lãnh đạo đơn vị.
Khi có yêu cầu, Lãnh đạo Văn phòng Bộ, Lãnh đạo đơn vị luân phiên trực theo giờ hành chính tại cơ quan vào thứ Bảy, Chủ nhật hàng tuần hoặc các ngày nghỉ khác để đáp ứng giải quyết các việc phát sinh.
Như vậy, người lao động làm việc tại Văn phòng Bộ Công Thương có trách nhiệm phải báo cáo cho Lãnh đạo đơn vị trước khi rời khỏi cơ quan trong giờ hành chính.
Người lao động có được nghỉ bù khi làm thêm ngoài giờ tại Văn phòng Bộ Công Thương không?
Căn cứ Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 395/QĐ-VP năm 2013 quy định như sau:
Quy định về chế độ làm thêm ngoài giờ
1. Công chức, viên chức, người lao động Văn phòng Bộ làm thêm ngoài giờ được bố trí nghỉ bù hoặc thanh toán chế độ làm ngoài giờ theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Cơ quan Bộ. Thủ trưởng các đơn vị phải báo cáo Lãnh đạo Văn phòng, khi được đồng ý, chủ động phân công và quản lý công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị làm việc ngoài giờ hành chính về thời gian, nội dung làm thêm giờ của công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị.
2. Thực hiện việc chi trả chế độ làm ngoài giờ theo quy định hiện hành.
Như vậy, theo quy định trên, khi người lao động làm việc tại Văn phòng Bộ Công Thương làm thêm ngoài giờ thì được bố trí nghỉ bù hoặc thanh toán chế độ làm ngoài giờ theo Quy chế chi tiêu nội bộ của Cơ quan Bộ.
Người lao động làm việc tại Văn phòng Bộ Công Thương khi có nhu cầu nghỉ phép thì phải có sự đồng ý của ai?
Căn cứ Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 395/QĐ-VP năm 2013 quy định như sau:
Chế độ nghỉ phép, nghỉ việc riêng, nghỉ do ốm đau, thai sản
1. Công chức, viên chức, người lao động được nghỉ phép, nghỉ ốm đau, thai sản theo quy định của pháp luật. Căn cứ nhu cầu nghỉ phép và điều kiện công tác cụ thể của cơ quan việc xin phép nghỉ được quy định như sau:
a) Phó Chánh Văn phòng nghỉ phải báo cáo và được Chánh Văn phòng đồng ý;
b) Công chức, viên chức, người lao động phải báo cáo, có đơn xin phép và được sự đồng ý của:
- Lãnh đạo đơn vị nếu nghỉ không quá 01 ngày;
- Lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý và Lãnh đạo Văn phòng Bộ phụ trách trực tiếp nếu nghỉ không quá 03 ngày;
- Lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý và Chánh Văn phòng nếu nghỉ từ 04 ngày trở lên.
2. Trường hợp nghỉ phép từ 01 tuần trở lên phải báo trước thời gian nghỉ ít nhất 01 tuần để lãnh đạo đơn vị có kế hoạch bố trí nhân sự thay thế và triển khai bàn giao công việc.
3. Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm giúp Lãnh đạo Văn phòng Bộ chỉ đạo, theo dõi và đôn đốc thực hiện ngày công, lao động; tham mưu hoặc chủ động bố trí nhân sự làm thay và bàn giao lại công việc, đảm bảo việc nghỉ phép của công chức, viên chức, người lao động không làm ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, của Văn phòng Bộ và Bộ Công Thương.
Như vậy, người lao động phải báo cáo, có đơn xin phép và được sự đồng ý của:
- Lãnh đạo đơn vị nếu nghỉ không quá 01 ngày;
- Lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý và Lãnh đạo Văn phòng Bộ phụ trách trực tiếp nếu nghỉ không quá 03 ngày;
- Lãnh đạo đơn vị trực tiếp quản lý và Chánh Văn phòng nếu nghỉ từ 04 ngày trở lên.
- Trường hợp nghỉ phép từ 01 tuần trở lên phải báo trước thời gian nghỉ ít nhất 01 tuần để lãnh đạo đơn vị có kế hoạch bố trí nhân sự thay thế và triển khai bàn giao công việc.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?