Người lao động làm nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có các năng lực nào?
- Nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là gì?
- Người lao động làm Nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có các năng lực nào?
- Để thực hiện các vị trí việc làm của nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia thì người lao động cần đáp ứng yêu cầu gì?
Nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia là gì?
Theo Phụ lục Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Chế biến và bảo quản thủy sản kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia được quy định như sau:
Nghề Chế biến và bảo quản thủy sản là nghề truyền thống của Việt Nam. Các sản phẩm thủy sản đa dạng và phong phú, cung cấp nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Nguồn nguyên liệu phục vụ cho công việc chế biến có thể được đánh bắt tự nhiên hoặc nuôi trồng.
Nghề Chế biến và bảo quản thủy sản có các ngành nghề phổ biến sau: Chế biến lạnh đông thủy sản, Chế biến chả thủy sản, Chế biến khô thủy sản, Chế biến các sản phẩm hun khói, Chế biến chitosan, Chế biến bột cá, Chế biến dầu cá, Chế biến Surimi, Chế biến đồ hộp thủy sản, Chế biến nước mắm, Chế biến mắm các loại, Chế biến Agar - Agar.
Trong một ngành nghề bao gồm nhiều vị trí việc làm khác nhau với các nhiệm vụ cơ bản như: Thu mua tiếp nhận nguyên liệu thủy sản, Sơ chế nguyên liệu, Chế biến tinh và hoàn thiện sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm, vệ sinh xí nghiệp. Ngoài ra người lao động còn phải thực hiện một số nhiệm vụ khác có liên quan trực tiếp đến quản lý: quản lý chất lượng, quản lý sản xuất, quản lý kho trong cơ sở chế biến thủy sản.
Các công việc của nghề chủ yếu được thực hiện tại cơ sở sản xuất chế biến thủy sản; với các yêu cầu cao về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm đối với điều kiện và môi trường làm việc. Để tiến hành các công việc của nghề đòi hỏi phải được trang bị đầy đủ các trang thiết bị chuyên dùng cần thiết cho quá trình chế biến (dụng cụ sơ chế, chế biến, thiết bị làm lạnh, làm đông, thiết bị thanh trùng, vệ sinh,…). Trong công việc có thể tiến hành độc lập hoặc phối hợp theo nhóm tùy theo yêu cầu cụ thể của công việc cũng như cơ sở chế biến.
Người lao động làm nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có các năng lực nào?
Người lao động làm Nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có các năng lực nào?
Theo Phụ lục Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Chế biến và bảo quản thủy sản kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì người lao động làm Nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia có các năng lực như sau:
TT | Mã số | Tên đơn vị năng lực |
Các năng lực cơ bản | ||
1 | CB01 | Ứng xử nghề nghiệp |
2 | CB02 | Thích nghi nghề nghiệp |
3 | CB03 | Sử dụng công nghệ thông tin |
4 | CB04 | An toàn lao động |
5 | CB05 | Rèn luyện thân thể |
6 | CB06 | Đạo đức nghề nghiệp |
Các năng lực chung | ||
01 | CC1 | Chuẩn bị vào ca làm việc |
02 | CC2 | Nhận biết, đánh gia cảm quan các loại nguyên liệu thủy sản |
03 | CC3 | Sử dụng và bảo quản trang thiết bị, dụng cụ trong phân xưởng chế biến thủy sản |
04 | CC4 | Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình chế biến các sản phẩm thủy sản |
05 | CC5 | Kết thúc ca làm việc |
Các năng lực chuyên môn | ||
1 | CM01 | Thu mua nguyên liệu |
2 | CM02 | Bảo quản, vận chuyển nguyên liệu |
3 | CM03 | Tiếp nhận nguyên liệu thủy sản |
4 | CM04 | Sơ chế cá |
5 | CM05 | Sơ chế các loại nhuyễn thể chân đầu |
6 | CM06 | Sơ chế các loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ |
7 | CM07 | Sơ chế các loại rong câu |
8 | CM08 | Sơ chế các loại giáp xác |
9 | CM09 | Xử lý tinh sau sơ chế |
10 | CM10 | Phân loại, phân cỡ |
11 | CM11 | Xếp khuôn |
12 | CM12 | Cấp đông |
13 | CM13 | Mạ băng |
14 | CM14 | Tách thịt cá |
15 | CM15 | Rửa thịt cá |
16 | CM16 | Nghiền, phối trộn phụ gia, gia vị |
17 | CM17 | Định hình |
18 | CM18 | Gia nhiệt |
19 | CM19 | Nấu nước sốt |
20 | CM20 | Vào hộp |
21 | CM21 | Bài khí, ghép mí |
22 | CM22 | Thanh trùng, làm nguội |
23 | CM23 | Bảo ôn |
24 | CM24 | Kiểm tra đồ hộp thành phẩm |
25 | CM25 | Lấy mẫu |
26 | CM26 | Ướp muối, khử muối |
27 | CM27 | Tẩm gia vị |
28 | CM28 | Sấy (phơi) khô |
29 | CM29 | Ép, tách nước |
30 | CM30 | Nghiền, sàng |
31 | CM31 | Tách kim loại |
32 | CM32 | Xử lý rong trước khi nấu chiết |
33 | CM33 | Nấu chiết agar |
34 | CM34 | Xử lý hỗn hợp sau khi nấu chiết |
35 | CM35 | Tách nước từ thạch agar |
36 | CM36 | Khử khoáng |
37 | CM37 | Rửa trung tính |
38 | CM38 | Khử protein |
39 | CM39 | Deacetyl |
40 | CM40 | Tinh chế chitosan |
41 | CM41 | Tinh chế dầu cá |
42 | CM42 | Chế biến chượp |
43 | CM43 | Lọc nước mắm |
44 | CM44 | Nấu và cô nước mắm |
45 | CM45 | Pha đấu nước mắm |
46 | CM46 | Lên men |
47 | CM47 | Xông khói |
48 | CM48 | Bao gói, rà kim loại |
49 | CM49 | Kiểm tra vi sinh vật |
50 | CM50 | Kiểm tra cảm quan |
51 | CM51 | Kiểm tra hóa học |
52 | CM52 | Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng |
53 | CM53 | Quản lý chất lượng thủy sản trên dây chuyền sản xuất |
54 | CM54 | Hoàn thiện hồ sơ quản lý chất lượng thủy sản |
55 | CM55 | Thẩm tra hoạt động quản lý chất lượng |
56 | CM56 | Lập kế hoạch sản xuất |
57 | CM57 | Giám sát quá trình sản xuất |
58 | CM58 | Quản lý nguyên, nhiên vật liệu và sản phẩm |
59 | CM59 | Quản lý thiết bị |
60 | CM60 | Kiểm soát vệ sinh cá nhân |
61 | CM61 | Vệ sinh nhà xưởng |
62 | CM62 | Vệ sinh dụng cụ, thiết bị |
63 | CM63 | Lập kế hoạch thống kê nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm |
64 | CM64 | Thống kê nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm |
65 | CM65 | Nhập sản phẩm vào kho |
66 | CM66 | Quản lý sản phẩm trong quá trình lưu kho |
67 | CM67 | Xuất kho |
Để thực hiện các vị trí việc làm của nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia thì người lao động cần đáp ứng yêu cầu gì?
Theo Phụ lục Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia nghề Chế biến và bảo quản thủy sản kèm theo Quyết định 895/QĐ-LĐTBXH năm 2020 thì để thực hiện các vị trí việc làm của nghề Chế biến và bảo quản thủy sản theo Tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia thì người lao động cần đáp ứng yêu cầu quy định như sau:
Để hành nghề, người lao động phải đáp ứng yêu cầu về sức khỏe, có ngoại hình phù hợp, đủ kiến thức và hiểu biết chuyên môn, có khả năng giao tiếp ứng xử trong quá trình sản xuất chế biến, có khả năng tổ chức và thực hiện các nhiệm vụ của nghề chế biến và bảo quản thủy sản. Ngoài ra người lao động phải biết sử dụng, bảo dưỡng các máy móc và thiết bị cơ bản trong dây chuyền. Người lao động phải có đạo đức, có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp; có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành các công việc được giao.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?