Người lao động làm hư hỏng tài sản có bị sa thải hay không?

Người lao động làm hư hỏng tài sản có bị sa thải hay không? Có được khấu trừ toàn bộ tiền lương tháng khi người lao động làm hư hỏng tài sản của công ty?

Người lao động làm hư hỏng tài sản có bị sa thải?

Tại khoản 2 Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
...

Theo đó, người lao động sẽ bị sa thải khi có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của người sử dụng lao động.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào giải thích thế nào là hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản, nhưng có thể hiểu về mức độ gây thiệt hại thông qua quy định về bồi thường thiệt hại trong trách nhiệm vật chất tại Điều 129 Bộ luật Lao động 2019.

Để có đủ căn cứ sa thải, người sử dụng lao động cần chứng minh thiệt hại gây ra là nghiêm trọng xét trên các phương diện giá trị vật chất, tác động của hành vi đó đối với hoạt động của công ty nói chung.

Như vậy, căn cứ vào mức thiệt hại được ấn định trong nội quy công ty mà người lao động làm hư hỏng tài sản gây thiệt hại nghiêm trọng có thể bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải.

Nếu người lao động làm hư hỏng tài sản mà chưa gây thiệt hại tài sản nghiêm trọng thì người sử dụng lao động cân nhắc áp dụng các hình thức kỷ luật khác thấp hơn.

Người lao động làm hư hỏng tài sản có bị sa thải hay không?

Người lao động làm hư hỏng tài sản có bị sa thải hay không? (Hình từ Internet)

Có được khấu trừ toàn bộ tiền lương tháng khi người lao động làm hư hỏng tài sản của công ty?

Tại Điều 102 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Khấu trừ tiền lương
1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 129 của Bộ luật này.
2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.
3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương thực trả hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

Thoe quy định trên, công ty không được khấu trừ toàn bộ tiền lương tháng khi người lao động làm hư hỏng tài sản mà sẽ chỉ được khấu trừ tối đa không được quá 30% tiền lương hằng tháng sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập.

Đồng thời, chỉ được khấu trừ tiền lương đối với hành vi làm hư hỏng tài sản gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng.

Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại là bao lâu?

Tại khoản 1 Điều 72 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại
Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại là 06 tháng kể từ ngày người lao động có hành vi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.
...

Như vậy, thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại là 6 tháng kể từ ngày người lao động làm hư hỏng làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.

Khi hết thời hạn quy định, nếu hết thời hiệu hoặc còn thời hiệu nhưng không đủ 60 ngày thì được kéo dài thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại nhưng không quá 60 ngày kể từ ngày hết thời gian nêu trên.

Sa thải lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mẫu quyết định sa thải nhân viên phải đảm bảo những nội dung gì?
Hành vi người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp đối thủ bị xử lý như thế nào?
Hành vi người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp đối thủ bị xử lý như thế nào?
Lao động tiền lương
Công ty có được xử lý kỷ luật sa thải người lao động đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi không?
Lao động tiền lương
Người lao động bị xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải có phải bồi thường chi phí đào tạo cho công ty không?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có quyền được sa thải nhân viên khi phát hiện người đó bị nhiễm HIV/AIDS?
Lao động tiền lương
Tải mẫu quyết định sa thải nhân viên mới nhất ở đâu?
Lao động tiền lương
Người lao động tự ý nghỉ việc 1 tuần để chăm sóc mẹ bị ốm, công ty sa thải có đúng luật không?
Lao động tiền lương
Mẫu quyết định sa thải nhân viên mới nhất hiện nay?
Lao động tiền lương
Sa thải người lao động vì từ chối đi công tác xa công ty có phải bồi thường không?
Lao động tiền lương
Có đương nhiên được sa thải khi người lao động tự ý bỏ việc không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Sa thải lao động
1,149 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào