Người lao động khám chữa bệnh ngày Chủ nhật có được hưởng BHYT không?
Người lao động khám chữa bệnh ngày Chủ nhật có được hưởng BHYT không?
Hiện nay, do tính chất công việc mà nhiều người lao động phải làm việc đến hết ngày thứ 7 trong tuần, vì thế khi có vấn đề về sức khỏe thì chỉ có thể đi khám chữa bệnh vào ngày Chủ nhật.
Theo khoản 10 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh một số trường hợp
...
10. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tổ chức khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế vào ngày nghỉ, ngày lễ:
a) Người có thẻ bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm bảo đảm về nhân lực, điều kiện chuyên môn, công khai những khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế và phải thông báo trước cho người bệnh; thông báo bằng văn bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội để bổ sung vào hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh trước khi thực hiện hoạt động khám bệnh, chữa bệnh vào ngày lễ, ngày nghỉ để làm cơ sở thanh toán.
Theo đó trường hợp bệnh viện có tổ chức khám chữa bệnh vào ngày lễ, ngày nghỉ thì phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan bảo hiểm xã hội để bổ sung vào hợp đồng khám chữa bệnh trước khi thực hiện để làm cơ sở thanh toán.
Đồng thời, có trách nhiệm bảo đảm về nhân lực, điều kiện chuyên môn, công khai những khoản chi phí mà người bệnh phải chi trả ngoài phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế và phải thông báo trước cho người bệnh.
Như vậy, khi đi khám bệnh tại bệnh viện vào ngày chủ nhật thì chỉ được bảo hiểm y tế chi trả nếu bệnh viện đó đã thông báo với cơ quan bảo hiểm xã hội và có tổ chức việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế vào ngày nghỉ theo quy định, trừ trường hợp phải cấp cứu (theo khoản 4 Điều 11 Thông tư 40/2015/TT-BYT).
Người lao động khám chữa bệnh ngày Chủ nhật có được hưởng BHYT không? (Hình từ Internet)
Người lao động đi khám chữa bệnh không cần mang thẻ bảo hiểm y tế giấy thì dùng cách nào?
Người lao động đi khám chữa bệnh không mang theo thẻ bảo hiểm y giấy, có thể dùng 03 cách sau đây:
Cách 1: Dùng CCCD gắn chíp
Tại Công văn 931/BYT-BH năm 2022 đã cho phép người lao động dùng CCCD gắn chíp thay thẻ BHYT giấy khi khám chữa bệnh.
Khi người dân xuất trình CCCD gắn chíp thì cơ sở khám chữa bệnh sẽ quét mã QR để kiểm tra thông tin:
- Nếu đã có thông tin BHYT hợp lệ thì dùng CCCD gắn chíp để khám chữa bệnh.
- Còn trường hợp chưa có thông tin BHYT hợp lệ thì phải xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân để khám chữa bệnh.
Cách 2: Dùng ứng dụng VNeID
Theo Công văn 1101/BCA-QLHC năm 2023 thì để sử dụng ứng dụng VNeID thay thẻ BHYT giấy, người lao động thực hiện các bước sau:
Công dân đăng nhập vào ứng dụng VNelD bằng tài khoản định danh điện tử mức 2 và bật chức năng “Xác minh ứng dụng qua QR code” trong mục “Cá nhân”.
Sau đó, công dân quay lại “Trang chủ” để tạo QR code định danh điện tử. Lưu ý là QR code chỉ có hiệu lực trong vòng 1 phút.
Tiếp theo, cán bộ giải quyết thu thực hiện quét mã QR của công dân để xác định ứng dụng VNelD của công dân là thật hay giả. Nếu đúng là ứng dụng do Bộ Công an phát triển thì người dân có thể sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trong mục “Ví, giấy tờ” để khám chữa bệnh.
Cách 3: Dùng ứng dụng VssID
Theo Công văn 1493/BHXH-CSYT năm 2021 người lao động được sử dụng ứng dụng VssID thay thẻ BHYT giấy khi đi khám chữa bệnh. Theo đó, cần thực hiện các bước sau:
Đầu tiên, đăng nhập vào ứng dụng VssID bằng mã số BHXH và mật khẩu.
Kế tiếp, chọn mục “Thẻ BHYT”.
Sau đó, chọn “Sử dụng thẻ” hoặc “Hình ảnh thẻ” để xuất trình khi khám chữa bệnh.
Công ty đóng tiền bảo hiểm y tế cho nhân viên khi ký hợp đồng lao động tối thiểu bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
...
Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có quy định như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
...
Theo đó công ty có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế cho nhân viên có hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?