Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà đi làm thời vụ dưới 1 tháng thì có bị dừng trợ cấp không?
- Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà đi làm thời vụ dưới 1 tháng thì có bị dừng trợ cấp không?
- Bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do có việc làm có phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm không?
- Người lao động không thông báo, cố tình tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trái pháp luật thì bị phạt thế nào?
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà đi làm thời vụ dưới 1 tháng thì có bị dừng trợ cấp không?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) thì một trong những lý do có thể khiến người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp là khi có việc làm, cụ thể như sau:
Người lao động được xác định là có việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
- Có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm trong trường hợp này là ngày người lao động được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm ghi trong quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm;
- Có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với trường hợp người lao động là chủ hộ kinh doanh hoặc có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp người lao động là chủ doanh nghiệp. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày người lao động thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp bắt đầu hoạt động kinh doanh;
- Người lao động thông báo đã có việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày ghi trong thông báo có việc làm của người lao động."
Theo đó nếu đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà người lao động làm công việc thời vụ có thời hạn dưới 01 tháng sẽ không bị dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà đi làm thời vụ thì có bị dừng trợ cấp không? (Hình từ Internet)
Bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp do có việc làm có phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm không?
Tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày người lao động thuộc các trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, d và h khoản 1 Điều này, người lao động phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và kèm theo bản sao giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, trường hợp gửi theo đường bưu điện thì tính theo ngày ghi trên dấu bưu điện.
....
Như vậy, người lao động có việc làm phải thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động thực hiện thông báo kèm theo bản sao giấy tờ có liên quan đến việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động không thông báo, cố tình tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trái pháp luật thì bị phạt thế nào?
Theo khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013 quy định về việc tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu người lao động đang được hưởng trợ cấp thất nghiệp mà tìm được công việc mới thì sẽ chấm dứt việc hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp người lao động cố tình tiếp tục nhận trợ cấp tháng tiếp theo là trái pháp luật.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức xử phạt như sau:
Vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa làm sai sự thật những nội dung có liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định khi người lao động có việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp;
c) Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không thông báo theo quy định với Trung tâm dịch vụ việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: có việc làm; thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hưởng lương hưu hằng tháng; đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
Theo đó việc người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà không thông báo với Trung tâm dịch vụ việc làm khi đã có việc làm và tiếp tục hưởng trợ cấp thì có thể bị phạt lên tới 2 triệu đồng.
Ngoài ra phải kèm theo biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 40 Nghị định 12/2022/NĐ-CP là buộc nộp lại cho tổ chức bảo hiểm xã hội số tiền bảo hiểm xã hội, trợ cấp thất nghiệp đã nhận do thực hiện hành vi vi phạm.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?