Người lao động bị gãy cánh tay trong quá trình lao động có phải tai nạn lao động nặng?

Cho tôi hỏi người lao động bị gãy cánh tay trong quá trình lao động có phải tai nạn lao động nặng? Câu hỏi từ anh H.L (TP.HCM).

Người lao động bị gãy cánh tay trong quá trình lao động có phải tai nạn lao động nặng?

Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định:

Phân loại tai nạn lao động
1. Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
c) Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.

Theo đó tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

Danh mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP như sau:

Một phần danh mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng

(Một phần danh mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng)

Tải chi tiết danh mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động nặng ban hành kèm theo Nghị định 39/2016/NĐ-CP: tại đây.

Theo đó người lao động gãy xương cánh tay trong quá trình lao động được đánh giá là tai nạn lao động nặng.

Người lao động bị gãy cánh tay quá trình lao động có phải tai nạn lao động nặng?

Người lao động bị gãy cánh tay quá trình lao động có phải tai nạn lao động nặng? (Hình từ Internet)

Khi người lao động bị gãy cánh tay thì chủ lao động có phải thông báo cho toàn thể nhân viên trong cơ sở không?

Theo khoản 7 Điều 18 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn lao động
...
7. Thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động tới tất cả người lao động thuộc cơ sở của mình.
...

Theo đó người lao động bị gãy cánh tay thì chủ lao động có trách nhiệm thông báo đầy đủ thông tin liên quan về tai nạn lao động với tất cả nhân viện thuộc cơ sở của mình.

Tai nạn lao động làm bị thương chuyển thành chết người thì việc phối hợp điều tra được quy định như thế nào?

Theo Điều 22 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định:

Điều tra tai nạn lao động làm bị thương một người lao động chuyển thành tai nạn lao động chết người
Đối với vụ tai nạn lao động làm bị thương người lao động thuộc thẩm quyền Điều tra của người sử dụng lao động, nhưng sau đó người lao động bị chết trong thời gian Điều trị hoặc do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra thì việc phối hợp Điều tra được quy định như sau:
1. Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở có trách nhiệm bàn giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến tai nạn lao động đang Điều tra cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh;
2. Trường hợp Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở chưa Điều tra hoặc chưa hoàn thành việc Điều tra thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh tiếp tục Điều tra theo quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động chết người quy định tại Điều 14 Nghị định này;
3. Trường hợp Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở đã hoàn thành Điều tra vụ tai nạn lao động thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh xem xét hồ sơ vụ tai nạn lao động nhận được và đánh giá kết quả Điều tra của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở; khi xét thấy cần thiết thì tiến hành Điều tra lại và lập biên bản Điều tra đối với vụ tai nạn lao động này theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.

Theo đó đối với vụ tai nạn lao động làm bị thương người lao động thuộc thẩm quyền điều tra của người sử dụng lao động nhưng sau đó người lao động bị chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây ra thì việc phối hợp điều tra được quy định như sau:

- Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở tiến hành bàn giao toàn bộ hồ sơ liên quan đến tai nạn lao động đang điều tra cho Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh.

- Trường hợp Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở chưa điều tra hoặc chưa hoàn thành việc điều tra thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh tiếp tục Điều tra theo quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động chết người.

- Trường hợp Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở đã hoàn thành Điều tra vụ tai nạn lao động thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh xem xét hồ sơ vụ tai nạn lao động nhận được.

- Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh tiến hành đánh giá kết quả Điều tra của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở.

- Nếu thấy cần thiết thì Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh tiến hành Điều tra lại và lập biên bản Điều tra đối với vụ tai nạn lao động này.

Tai nạn lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Đang tạm dừng hưởng trợ cấp tai nạn lao động cũng thuộc trường hợp hưởng trợ cấp tuất một lần đúng không?
Lao động tiền lương
Trường hợp bị tai nạn lao động thì tổng số năm đóng bảo hiểm vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được xác định thế nào?
Lao động tiền lương
Người lao động rời bỏ nơi làm việc khi thấy nguy cơ tai nạn lao động tiếp tục làm việc khi nào?
Lao động tiền lương
Tải văn bản xác nhận bị tai nạn trên đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc mới nhất ở đâu?
Lao động tiền lương
Hạn chế tai nạn lao động năm 2025 đề nghị doanh nghiệp, người sử dụng lao động, người lao động thực hiện các nội dung gì?
Lao động tiền lương
Địa phương nào có số người chết vì tai nạn lao động nhiều nhất trong năm 2024?
Lao động tiền lương
Các tai nạn lao động thường gặp đối với một số ngành nghề đặc thù là gì?
Lao động tiền lương
Những tai nạn lao động nào thường gặp tại nơi làm việc?
Lao động tiền lương
Chi phí Điều tra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động như thế nào?
Lao động tiền lương
Bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện có áp dụng cho người lao động thử việc không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tai nạn lao động
1,707 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tai nạn lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tai nạn lao động

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Trọn bộ văn bản hướng dẫn Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp năm 2024
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào