Người làm việc bán thời gian (part time) có phải tham gia BHXH bắt buộc theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 không?
Người làm việc bán thời gian (part time) có phải tham gia BHXH bắt buộc theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
- Dân quân thường trực;
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 2020 theo hợp đồng, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
- Vợ hoặc chồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí;
- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 có hưởng tiền lương;
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
- Đối tượng quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất;
- Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;
- Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023 không hưởng tiền lương.
Ngoài ra, theo điểm đ khoản 1 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Căn cứ đóng bảo hiểm xã hội
1. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
...
đ) Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất bằng mức tham chiếu và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu tại thời điểm đóng.
Như vậy, người làm việc bán thời gian (part time) theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên mà có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất thì sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Theo đó, mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất bằng với mức tham chiếu.
Ngược lại, người làm việc bán thời gian theo hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên mà có tiền lương trong tháng thấp hơn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất thì sẽ không thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.
Người làm việc bán thời gian (part time) có phải tham gia BHXH bắt buộc theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024 không?
Người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng những chế độ gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội
...
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Hưu trí;
d) Tử tuất;
đ) Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
...
Chiếu theo quy định trên, người tham gia BHXH bắt buộc sẽ được hưởng các chế độ sau đây:
- Chế độ ốm đau;
- Chế độ thai sản;
- Chế độ hưu trí;
- Chế độ tử tuất;
- Chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Làm việc bán thời gian, part time có ưu điểm, nhược điểm gì?
Làm việc bán thời gian, hay còn gọi là part-time, là hình thức làm việc mà người lao động không cần làm đủ 8 tiếng mỗi ngày và không phải theo giờ hành chính cố định. Thời gian làm việc có thể linh hoạt, có thể làm vào buổi sáng, chiều tối, cuối tuần hoặc xen kẽ các ngày trong tuần.
Công việc bán thời gian thường có số giờ làm việc ít hơn 30 tiếng mỗi tuần. Điều này giúp người lao động có thể dễ dàng sắp xếp thời gian để làm thêm các công việc khác hoặc dành thời gian cho học tập và gia đình.
Ưu điểm của công việc bán thời gian:
- Linh hoạt về thời gian: Người lao động có thể chọn giờ làm việc phù hợp với lịch trình cá nhân, giúp cân bằng giữa công việc và cuộc sống.
- Tăng thu nhập: Đây là cách tốt để kiếm thêm thu nhập mà không cần cam kết làm việc toàn thời gian.
- Phát triển kỹ năng: Công việc bán thời gian thường không đòi hỏi cao về chuyên môn, giúp người lao động có cơ hội học hỏi và phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, xử lý tình huống.
- Mở rộng mối quan hệ: Làm việc bán thời gian giúp người lao động gặp gỡ và xây dựng mối quan hệ với nhiều người, mở rộng mạng lưới kết nối.
Nhược điểm của công việc bán thời gian:
- Thu nhập không ổn định: Vì không làm việc đủ giờ, thu nhập từ công việc bán thời gian có thể không ổn định và thấp hơn so với công việc toàn thời gian
- Thiếu phúc lợi: Người lao động bán thời gian thường không được hưởng đầy đủ các chế độ phúc lợi như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội
- Áp lực thời gian: Dù thời gian làm việc linh hoạt, nhưng việc phải cân bằng giữa nhiều công việc hoặc giữa công việc và học tập có thể gây áp lực
Công việc bán thời gian phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là sinh viên, người nội trợ, hoặc những người muốn kiếm thêm thu nhập mà không muốn cam kết làm việc toàn thời gian.
*Thông tin mang tính chất tham khảo.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?