Người làm công tác y tế có bắt buộc tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động? Nếu có thì thời gian huấn luyện là bao lâu?
- Người làm công tác y tế có bắt buộc tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động? Nếu có thì thời gian huấn luyện là bao lâu?
- Mục tiêu thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động đến năm 2025 về số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là mấy %?
- Các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động đến năm 2025 là gì?
Người làm công tác y tế có bắt buộc tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động? Nếu có thì thời gian huấn luyện là bao lâu?
Căn cứ Điều 17 Nghị định 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định đối tượng bắt buộc tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được chia thành 06 nhóm, gồm:
(1) Nhóm 1
- Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc.
- Người phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật.
- Quản đốc phân xưởng hoặc tương đương.
- Cấp phó của người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
(2) Nhóm 2
Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
- Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở.
- Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
(3) Nhóm 3
Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
(4) Nhóm 4
Người lao động không thuộc các nhóm trên, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
(5) Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
(6) Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên.
Theo đó, người làm công tác y tế thuộc nhóm 5 đối tượng bắt buộc tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động.
Căn cứ Điều 19 Nghị định 44/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 140/2018/NĐ-CP quy định thời gian huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tối thiểu như sau:
- Nhóm 1, nhóm 4: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
- Nhóm 2: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
- Nhóm 3: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
- Nhóm 5: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
- Nhóm 6: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, người làm công tác y tế có tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
Người làm công tác y tế có bắt buộc tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động? Nếu có thì thời gian huấn luyện là bao lâu? (Hình từ Internet)
Mục tiêu thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động đến năm 2025 về số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là mấy %?
Căn cứ tiểu mục 2 Mục 1 Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2022, 08 mục tiêu trọng tâm bao gồm:
Mục tiêu 1: Trung bình hằng năm, giảm 4% tần suất tai nạn lao động chết người.
Mục tiêu 2: Trung bình hằng năm tăng thêm 5% số người lao động được khám bệnh nghề nghiệp; 5% số cơ sở được quan trắc môi trường lao động.
Mục tiêu 3: Trên 90% số người làm công tác quản lý, chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động cấp quận, huyện và trong các ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao được tập huấn nâng cao năng lực về an toàn, vệ sinh lao động.
Mục tiêu 4: Trên 80% số người lao động làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động; 80% số người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Mục tiêu 5: Trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Mục tiêu 6: Trên 80% số làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động.
Mục tiêu 7: Trên 80% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật.
Mục tiêu 8: 100% số vụ tai nạn lao động chết người được khai báo, điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Theo đó, mục tiêu số 5 thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động đến năm 2025 là trên 80% số người làm công tác y tế cơ sở được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện Chương trình quốc gia về an toàn vệ sinh lao động đến năm 2025 là gì?
Căn cứ theo Mục 3 Chương trình quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm Nghị quyết 19/NQ-CP năm 2022 quy định các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện Chương trình Quốc gia về an toàn vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025 gồm:
- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, giám sát, cung cấp dịch vụ công về an toàn, vệ sinh lao động lao động;
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, huấn luyện nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh lao động;
- Đẩy mạnh nghiên cứu, tư vấn, hỗ trợ cải thiện điều kiện lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế;
- Quản lý, giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình
Theo đó, Chương trình Quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2021-2025 tổ chức thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp trên.



- Công văn 1767: Chính thức quyết định cho nghỉ việc những đối tượng nào khi sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Bỏ cấp huyện: Chính thức tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức cấp huyện khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong thời hạn thế nào?
- Công văn 03: Chế độ phụ cấp lương hiện hưởng của CBCCVC, NLĐ hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi được bố trí công tác ở ĐVHC mới như thế nào?
- Chính thức: Chốt thời hạn và thời gian giải quyết nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc cho CCVC và người lao động như thế nào?
- Quyết định thực hiện không chi trả chế độ nghỉ hưu trước tuổi cho CBCCVC có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi nhưng mang lại lợi ích cho cơ quan theo Hướng dẫn 01 đúng không?