Người giúp việc gia đình phải bồi thường ra sao khi làm hư hỏng tài sản của người sử dụng lao động?

Khi làm hư hỏng tài sản của người sử dụng lao động trong quá trình làm việc thì người giúp việc gia đình phải bồi thường ra sao?

Người giúp việc gia đình phải bồi thường ra sao khi làm hư hỏng tài sản của người sử dụng lao động?

Căn cứ theo Điều 164 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình như sau:

Nghĩa vụ của lao động là người giúp việc gia đình
1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.
2. Phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hỏng, mất tài sản của người sử dụng lao động.
3. Thông báo kịp thời với người sử dụng lao động về khả năng, nguy cơ gây tai nạn, đe dọa an toàn, sức khỏe, tính mạng, tài sản của gia đình người sử dụng lao động và bản thân.
4. Tố cáo với cơ quan có thẩm quyền nếu người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động hoặc có hành vi khác vi phạm pháp luật.

Theo đó, người giúp việc gia đình phải bồi thường theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật nếu làm hư hỏng tài sản của người sử dụng lao động.

Người giúp việc gia đình phải bồi thường ra sao khi làm hư hỏng tài sản của người sử dụng lao động?

Người giúp việc gia đình phải bồi thường ra sao khi làm hư hỏng tài sản của người sử dụng lao động?

Người giúp việc gia đình phải làm những công việc gì?

Căn cứ theo Điều 161 Bộ luật Lao động 2019 quy định về lao động là người giúp việc gia đình như sau:

Lao động là người giúp việc gia đình
1. Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
2. Chính phủ quy định về lao động là người giúp việc gia đình.

Theo đó, người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc sau trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình: công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.

Người giúp việc gia đình được nghỉ hằng tuần ra sao?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 89 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Một số quy định riêng đối với lao động là người giúp việc gia đình
...
3. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thực hiện theo quy định tại Chương VII của Bộ luật Lao động và Chương VII Nghị định này, trong đó thời gian nghỉ ngơi trong ngày làm việc bình thường, ngày nghỉ hằng tuần được thực hiện như sau:
a) Vào ngày làm việc bình thường, ngoài thời giờ làm việc thỏa thuận trong hợp đồng lao động theo quy định, người sử dụng lao động phải bảo đảm, tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ít nhất 8 giờ, trong đó có 6 giờ liên tục trong 24 giờ liên tục;
b) Người lao động được nghỉ hằng tuần theo quy định tại Điều 111 của Bộ luật Lao động, trường hợp người sử dụng lao động không thể bố trí nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động một khoản tiền bằng mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động chủ động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Trường hợp người lao động đồng thời giao kết nhiều hợp đồng lao động làm giúp việc gia đình thì trách nhiệm trả tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động được thực hiện theo từng hợp đồng lao động.
...

Dẫn chiếu đến Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Như vậy, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục mỗi tuần. Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể bố trí nghỉ hằng tuần thì phải bảo đảm cho người giúp việc gia đình được nghỉ bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày lễ, tết người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương thì người giúp việc gia đình được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Người giúp việc gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Mức lương thấp nhất người sử dụng lao động phải trả cho người giúp việc gia đình là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Lao động là người giúp việc gia đình làm hỏng tài sản thì phải làm gì?
Lao động tiền lương
Khi nào phải bố trí chỗ ở cho lao động là người giúp việc gia đình?
Lao động tiền lương
Khi không tiếp tục sử dụng người giúp việc gia đình thì phải thông báo cho ai?
Lao động tiền lương
Người giúp việc gia đình phải tố cáo khi phát hiện chủ nhà có hành vi vi phạm pháp luật đúng không?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động có phải trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội hay không?
Lao động tiền lương
Người giúp việc gia đình có được làm cho nhiều hộ gia đình hay không?
Lao động tiền lương
Sử dụng lao động là người giúp việc gia đình mà không thông báo UBND xã bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Lao động tiền lương
Người sử dụng lao động phải thông báo cho người giúp việc gia đình những gì trước khi giao kết hợp đồng lao động?
Lao động tiền lương
Sử dụng lao động là người giúp việc gia đình có được giữ giấy tờ tùy thân làm biện pháp đảm bảo hay không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Người giúp việc gia đình
281 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào