Người giàu ý tưởng nên chọn nghề gì? Mức lương cơ bản hiện nay là bao nhiêu?
Người giàu ý tưởng nên chọn nghề gì?
Nếu bạn là người có đầu óc sáng tạo, giàu ý tưởng thì có thể tham khảo một số ngành nghề sau đây để lựa chọn:
1. Giáo viên
Đừng nghĩ nghề giáo viên là nhàm chán, ngày nào cũng lặp đi lặp lại một bản giáo án. Thực chất, một người thầy có tâm luôn phải nỗ lực tìm tòi sáng tạo để thoát khỏi sự nhàm chán của bản giáo án đó. Một giáo viên có đầu óc sáng tạo chắc chắn sẽ được các học sinh yêu mến.
2. Thiết kế nội thất
Công việc thiết kế luôn đòi hỏi tinh thần sáng tạo. Làm thế nào để tạo ra những sản phẩm nội thất hiện đại, hợp thời trang, phù hợp với nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng và mang đậm tính cách gia chủ? Tất nhiên điều đó phụ thuộc nhiều vào người thiết kế.
3. Đầu bếp
Cho dù là đầu bếp của một khách sạn 5 sao nổi tiếng, một nhà hàng nhỏ hay chỉ là người nội trợ gia đình, tính sáng tạo vẫn luôn là yếu tố làm nên sự thành công của người đầu bếp. Đó là sự sáng tạo trong cách tạo khẩu vị, bài trí món ăn, kết hợp màu sắc,... Ngoài ra, giàu ý tưởng sáng tạo còn giúp món ăn mang đậm bản sắc của người tạo ra nó.
4. Nhà văn
Một đầu óc sáng tạo, tinh tế cùng với sự trải nghiệm thực tế và tài hành văn là bí quyết thành công của các nhà văn, nhà thơ.
5. Đạo diễn
Nhà đạo diễn muốn tạo nên hàng nghìn mảnh đời khác nhau, ắt phải có tinh thần sáng tạo, giàu ý tưởng.
6. Nhiếp ảnh gia
Một bức ảnh có “thần” phụ thuộc rất nhiều vào khả năng sáng tạo của người chụp ra nó. Nếu bạn không đưa ý tưởng của mình vào mỗi bức hình, bạn sẽ mãi chỉ là một anh thợ chụp ảnh “vườn” mà thôi.
7. Thiết kế đồ họa
Các nhà thiết kế đồ hoạ tạo dựng hình ảnh cho sản phẩm, bên cạnh sự hỗ trợ của công nghệ vi tính còn phải có đầu óc sáng tạo của một người nghệ sĩ.
8. Phụ thẩm
Đây là những người trợ lý giúp luật sư tìm thông tin cho các vụ kiện. Kỹ năng điều tra và suy nghĩ sáng tạo sẽ giúp họ nhanh chóng tìm thông tin, phân tích và báo cáo cho luật sư.
Lưu ý những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Người giàu ý tưởng nên chọn nghề gì? Mức lương cơ bản hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hiện nay mức lương cơ bản mà người lao động có thể nhận được là bao nhiêu?
Theo quy định hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định nào định nghĩa hoặc đưa ra khái niệm về lương cơ bản.
Tuy nhiên lương cơ bản có thể hiểu là mức lương tối thiểu người lao động nhận được, nên mức lương cơ bản đối với khối doanh nghiệp và khối Nhà nước cũng có sự khác biệt.
Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thì mức lương cơ bản hay mức lương tối thiểu được quy định như sau:
Căn cứ theo quy định Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về mức lương tối thiểu có thể coi là mức lương tối thấp mà người lao động có thể nhận được khi thực hiện công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường.
Trong khi đó, lương cơ bản là lương trong hợp đồng lao động và do các bên thỏa thuận với nhau. Chính vì thế, lương cơ bản sẽ có mức thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
+ Vùng 1: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 22.500 đồng/giờ.
+ Vùng 2: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.160.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 20.000 đồng/giờ.
+ Vùng 3: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.640.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 17.500 đồng/giờ.
+ Vùng 4: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.250.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 15.600 đồng/giờ.
Lương cơ bản có phải là lương cơ sở hay không?
Nhiều người hay bị nhầm lẫn giữa lương cơ bản và lương cơ sở. Trên thực tế, hai khoản tiền này có sự khác biệt đáng kể.
Lương cơ sở là mức lương áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hưởng lương, phụ cấp và làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, Tổ chức chính trị – xã hội. Những người này được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động ở cấp trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, cấp xã, phương, thị trấn, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt là lực lượng vũ trang.
Lương cơ bản là mức lương thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động được quy định rõ trong hợp đồng lao động. Đây là mức lương để tính tiền công, tiền lương mỗi tháng mà người lao động được nhận tại công ty.
Lương cơ bản đối với những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội được tính như sau:
Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương
Đối với những đối tượng khác (làm việc cho doanh nghiệp tư nhân), lương cơ bản sẽ được tính theo cách tính của người sử dụng lao động, và tuỳ thuộc vào mức độ cạnh tranh trên thị trường lao động.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?