Người gia nhập công đoàn sẽ được hỗ trợ pháp lý miễn phí về BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 01/7/2025, cụ thể ra sao?
Người gia nhập công đoàn sẽ được hỗ trợ pháp lý miễn phí về BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 01/7/2025, cụ thể ra sao?
Theo khoản 4 Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quy định:
Quyền của đoàn viên công đoàn
...
4. Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
...
Từ ngày 01/7/2025, Luật Công đoàn 2024 sẽ chính thức có hiệu lực, nhiều quy định mới sẽ được áp dụng để điều chỉnh và hoàn thiện hơn nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của tổ chức Công đoàn trong thời kỳ đổi mới, trong đó có quy định quan trọng về việc hỗ trợ pháp lý cho người lao động gia nhập công đoàn.
Cụ thể, tại Điều 21 Luật Công đoàn 2024, đoàn viên của Công đoàn sẽ có các quyền lợi sau đây:
(1) Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
(2) Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn.
(3) Được tuyên truyền, phổ biến về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn, người lao động và quy định của Công đoàn.
(4) Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo của Công đoàn theo quy định của Luật này và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
(5) Chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn các cấp, kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
(6) Được Công đoàn hỗ trợ pháp lý miễn phí pháp luật về công đoàn, lao động, việc làm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động, cán bộ, công chức, viên chức.
(7) Được Công đoàn tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ tìm việc làm, học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; được thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, thai sản, khó khăn, hoạn nạn và thụ hưởng các hoạt động chăm lo, phúc lợi khác do Công đoàn thực hiện.
(8) Được tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, tham quan, du lịch do Công đoàn tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.
(9) Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.
(10) Được thụ hưởng chính sách thuê nhà ở xã hội của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
(11) Được tuyên dương, khen thưởng khi có thành tích trong lao động, sản xuất và hoạt động công đoàn.
(12) Quyền khác theo quy định của pháp luật có liên quan và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Như vậy, so với Luật Công đoàn 2012, Luật Công đoàn 2024 đã bổ sung nhiều quyền lợi mới cho đoàn viên công đoàn, đặc biệt là trong lĩnh vực hỗ trợ pháp lý.
Theo đó, từ ngày 01/7/2025, người gia nhập Công đoàn, trở thành đoàn viên Công đoàn thì sẽ được Công đoàn hỗ trợ pháp lý miễn phí pháp luật về công đoàn, lao động, việc làm, BHXH, BHTN, BHYT, an toàn, vệ sinh lao động, cán bộ, công chức, viên chức thay vì chỉ được hỗ trợ pháp lý miễn phí các nội dung của pháp luật về lao động, công đoàn như quy định hiện nay.
Người gia nhập công đoàn sẽ được hỗ trợ pháp lý miễn phí về BHXH, BHYT, BHTN từ ngày 01/7/2025, cụ thể ra sao?
Người lao động là công dân nước ngoài được gia nhập Công đoàn không?
Căn cứ theo Điều 5 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:
Quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
1. Người lao động Việt Nam có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên được gia nhập và hoạt động công đoàn tại công đoàn cơ sở.
3. Việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn thực hiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên được gia nhập Công đoàn tại Công đoàn cơ sở.
Các hành vi bị cấm trong hoạt động công đoàn từ 01/7/2025 là những hành vi nào?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Công đoàn 2024, các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động Công đoàn bao gồm:
(1) Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền Công đoàn.
(2) Phân biệt đối xử đối với người lao động, cán bộ Công đoàn vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động Công đoàn, bao gồm các hành vi sau đây:
- Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi Công đoàn Việt Nam để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;
- Sa thải, kỷ luật, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; không tiếp tục giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc; chuyển người lao động làm công việc khác;
- Phân biệt đối xử về tiền lương, thưởng, phúc lợi, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong lao động;
- Kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng và phân biệt đối xử khác trong lao động;
- Thông tin không đúng sự thật nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của cán bộ Công đoàn;
- Hứa hẹn, cung cấp lợi ích vật chất, lợi ích phi vật chất để người lao động, cán bộ Công đoàn không tham gia hoạt động Công đoàn, thôi làm cán bộ Công đoàn hoặc có hành vi chống lại Công đoàn;
- Chi phối, cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động Công đoàn;
- Hành vi khác theo quy định của pháp luật.
(3) Sử dụng biện pháp kinh tế, đe dọa tinh thần hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức Công đoàn, can thiệp, thao túng quá trình thành lập, hoạt động của Công đoàn, làm suy yếu hoặc vô hiệu hóa việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền, trách nhiệm của Công đoàn.
(4) Không bảo đảm các điều kiện hoạt động Công đoàn và cán bộ Công đoàn theo quy định của pháp luật.
(5) Không đóng kinh phí Công đoàn; chậm đóng kinh phí Công đoàn; đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định; đóng kinh phí Công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng; quản lý, sử dụng kinh phí Công đoàn không đúng quy định.
(6) Nhận viện trợ, tài trợ, tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật trái quy định của pháp luật.
(7) Lợi dụng quyền Công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân.
(8) Thông tin không đúng sự thật, kích động, xuyên tạc, phỉ báng về tổ chức và hoạt động Công đoàn.
*Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?