Người đọc để kiểm tra báo chí lưu chiểu có thù lao là bao nhiêu?
Lưu chiểu báo chí là gì?
Căn cứ theo khoản 14 Điều 1 Nghị định 51/2002/NĐ-CP giải thích:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
14. "Lưu chiểu báo chí" là hoạt động xuất trình các sản phẩm báo chí của cơ quan báo chí cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lưu giữ và kiểm tra trước khi phát hành.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 51/2002/NĐ-CP quy định về Lưu chiểu báo chí như sau:
Lưu chiểu báo chí
1. Đối tượng:
a) Báo chí xuất bản, lưu hành trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp lưu chiểu trước khi phát hành;
b) Báo chí nộp lưu chiểu phải ghi rõ: báo chí nộp lưu chiểu, số lượng phát hành, ngày, giờ nộp lưu chiểu, chữ ký của Tổng biên tập hoặc người được ủy quyền.
...
Theo quy định trên, báo chí xuất bản, lưu hành trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp lưu chiểu trước khi phát hành.
Báo chí nộp lưu chiểu phải ghi rõ: báo chí nộp lưu chiểu, số lượng phát hành, ngày, giờ nộp lưu chiểu, chữ ký của Tổng biên tập hoặc người được ủy quyền.
Báo chí lưu hành trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải nộp lưu chiểu trước khi phát hành
Ai là người đọc để kiểm tra báo chí lưu chiểu?
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 81/2017/TT-BTC có quy định về các đối tượng áp dụng như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông; Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Thông tin và Truyền thông).
2. Người đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu, thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu, bao gồm:
a) Công chức được giao nhiệm vụ thường xuyên đọc, nghe, xem báo chí lưu chiểu của Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông;
b) Công chức được giao nhiệm vụ thường xuyên đọc, nghe, xem báo chí lưu chiểu thuộc Sở Thông tin và Truyền thông;
c) Cộng tác viên: Người được Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông ký hợp đồng cộng tác viên đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu;
d) Thành viên Hội đồng thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu do cấp có thẩm quyền thành lập.
Như vậy, người đọc để kiểm tra báo chí lưu chiểu gồm 3 đối tượng sau đây:
1. Công chức được giao nhiệm vụ thường xuyên đọc, nghe, xem báo chí lưu chiểu:
- Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Thuộc Sở Thông tin và Truyền thông;
2. Cộng tác viên: Người được Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông ký hợp đồng cộng tác viên đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu;
3. Thành viên Hội đồng thẩm định nội dung báo chí lưu chiểu do cấp có thẩm quyền thành lập.
Người đọc để kiểm tra báo chí lưu chiểu có thù lao là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 81/2017/TT-BTC có quy định số thù lao được tính như sau:
Cách tính thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu
1. Đối với công chức quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư này:
a) Cơ sở tính thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu là số tin, bài đọc, nghe, xem vượt định mức quy định trong tháng, được xác định theo công thức sau:
A = B - (C x D)
Trong đó:
A: Là số tin, bài đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu vượt định mức quy định trong tháng.
B: Số tin, bài đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu mà công chức thực hiện thực tế trong tháng.
C: Số ngày thực tế trong tháng mà công chức thực hiện nhiệm vụ đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu.
D: Định mức tin, bài đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu đối với từng loại hình báo chí lưu chiểu áp dụng cho một ngày làm việc của công chức theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
b) Thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu vượt định mức được chi trả theo công thức sau:
E = A x G
Trong đó:
E: Là thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu vượt định mức.
A: Là số tin, bài đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu vượt định mức quy định trong tháng.
G: Mức chi trả thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu, được xác định theo công thức sau: 165.000 đồng (1 ngày)/định mức tin, bài theo ngày.
c) Số tin, bài đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu vượt định mức để làm căn cứ tính thù lao được chi trả đối với 01 công chức quy định điểm a, điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư này không vượt quá 0,5 lần định mức đọc, nghe, xem quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
d) Công chức đã được hưởng thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu thì không được thanh toán tiền lương làm đêm, thêm giờ cho thời gian làm đêm, thêm giờ để đọc, nghe, xem kiểm tra báo chí lưu chiểu.
2. Đối với cộng tác viên quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư này, thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu được chi trả tính theo công thức sau:
H = B x G
Trong đó:
H: Thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu được chi trả;
B: Số tin, bài đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu mà cộng tác viên thực hiện thực tế trong tháng;
G: Mức chi trả thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này.
Như vậy, người đọc để kiểm tra báo chí lưu chiểu có thù lao được tính như sau:
1. Đối với công chức:
E = A x G
Trong đó:
E: Là thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu vượt định mức.
A: Là số tin, bài đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu vượt định mức quy định trong tháng.
G: Mức chi trả thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu, được xác định theo công thức sau: 165.000 đồng (1 ngày)/định mức tin, bài theo ngày.
c) Số tin, bài đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu vượt định mức để làm căn cứ tính thù lao được chi trả đối với 01 công chức quy định điểm a, điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư này không vượt quá 0,5 lần định mức đọc, nghe, xem quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
2. Đối với cộng tác viên:
H = B x G
Trong đó:
H: Thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu được chi trả;
B: Số tin, bài đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu mà cộng tác viên thực hiện thực tế trong tháng;
G: Mức chi trả thù lao đọc, nghe, xem để kiểm tra báo chí lưu chiểu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 81/2017/TT-BTC.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?