Người có công hưởng mức cao hơn bình quân từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương có đúng không?
- Người có công hưởng mức cao hơn bình quân từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương có đúng không?
- Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng gồm những gì?
- Đối tượng nào được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
- Mức hưởng trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công với cách mạng hiện nay là bao nhiêu?
Người có công hưởng mức cao hơn bình quân từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương có đúng không?
Tại buổi gặp mặt, khai xuân trong ngày làm việc đầu tiên của Bộ LĐ-TB&XH sau kỳ nghỉ Tết, diễn ra sáng 15/2, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết:
Khi thực hiện cải cách tiền lương, người có công trước năm 1995 sẽ được giải quyết chế độ ở mức cao nhất, bảo đảm những người hưởng chế độ này không bị thiệt thòi. Sau cải cách tiền lương, người có công sẽ hưởng mức cao hơn bình quân.
Tiếp đó, phấn đấu nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội lên 750.000 đồng, mức chuẩn tối thiểu phải bằng 50% hộ nghèo nông thôn. Mức chuẩn trợ cấp hiện nay chỉ 360.000 đồng là quá thấp.
Như vậy, theo như Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH sau cải cách tiền lương, người có công sẽ hưởng mức cao hơn bình quân.
Người có công hưởng mức cao hơn bình quân từ 01/7/2024 khi thực hiện cải cách tiền lương có đúng không?
Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng gồm những gì?
Căn cứ Điều 5 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2020, tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:
- Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;
- Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:
+ Bảo hiểm y tế;
+ Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
+ Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
+ Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
+ Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
+ Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
+ Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;
+ Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;
+ Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;
+ Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
Đối tượng nào được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng?
Căn cứ theo Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 có quy định về các đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng như sau:
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
+ Liệt sỹ;
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
+ Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
+ Bệnh binh;
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
+ Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
+ Người có công giúp đỡ cách mạng.
2. Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sỹ.
Mức hưởng trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công với cách mạng hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 75/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 55/2023/NĐ-CP có quy định mức chuẩn trợ cấp ưu đãi một lần như sau:
Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi
1. Mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.055.000 đồng (sau đây gọi tắt là mức chuẩn).
2. Mức chuẩn quy định tại khoản 1 Điều này làm căn cứ để tính mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng. Các mức quy định theo mức chuẩn tại Nghị định này được điều chỉnh khi mức chuẩn được điều chỉnh và làm tròn đến hàng nghìn đồng
Như vậy, áp dụng mức chuẩn là 2.055.000 đồng tức tăng 26,54% so với mức cũ (Theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP trước đây mức chuẩn trợ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 1.624.000 đồng)
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 75/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 55/2023/NĐ-CP có quy định mức hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với thương binh như sau:
Mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi
...
4. Mức hưởng trợ cấp ưu đãi một lần đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp mức trợ cấp một lần tính theo thâm niên thì sau khi đã tính tròn số năm tham gia kháng chiến mà còn có tháng lẻ thì số tháng lẻ được tính tròn số theo nguyên tắc: từ đủ 06 tháng đến dưới 12 tháng được tính là 01 năm, dưới 06 tháng được tính là 06 tháng. Trường hợp không xác định được ngày, tháng bắt đầu hoạt động kháng chiến thì được tính từ ngày 01 tháng 7 của năm đó
Dẫn chiếu đến Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP cụ thể như sau:
Tải Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 55/2023/NĐ-CP: TẢI VỀ
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?