Người bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không được đề nghị cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn bao lâu?
- Người bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không được đề nghị cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn bao lâu?
- Ai có trách nhiệm công khai danh sách kế toán viên hành nghề bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán?
- Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có giá trị khi nào?
Người bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không được đề nghị cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 296/2016/TT-BTC quy định:
Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
1. Kế toán viên hành nghề bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trong các trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 69 Luật Kế toán.
2. Người bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không được tiếp tục hành nghề dịch vụ làm kế toán, dịch vụ làm kế toán trưởng, dịch vụ lập báo cáo tài chính, dịch vụ tư vấn kế toán và các công việc khác thuộc nội dung công tác kế toán và phải nộp lại Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán cho Bộ Tài chính theo quy định tại khoản 4 Điều 15 Thông tư này.
3. Người bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
Theo đó, người bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không được đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực.
Người bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán không được đề nghị cấp Giấy chứng nhận trong thời hạn bao lâu?
Ai có trách nhiệm công khai danh sách kế toán viên hành nghề bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán?
Căn cứ tại Điều 14 Thông tư 296/2016/TT-BTC được sửa đổi bởi điểm h khoản 1 Điều 2 Thông tư 23/2024/TT-BTC quy định:
Công khai thông tin về kế toán viên hành nghề
1. Bộ Tài chính cập nhật và công khai trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính định kỳ trước ngày 10 hàng tháng các thông tin sau:
a) Danh sách kế toán viên hành nghề tại từng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán;
b) Danh sách kế toán viên hành nghề bị đình chỉ hành nghề dịch vụ kế toán;
c) Danh sách kế toán viên hành nghề bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán;
d) Danh sách kế toán viên hành nghề có Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.
2. Bộ Tài chính sẽ bổ sung hoặc xóa tên kế toán viên hành nghề trong danh sách công khai kế toán viên đăng ký hành nghề tại từng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán được cấp, cấp lại, bị hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.
Theo đó, Bộ Tài chính có trách nhiệm công khai danh sách kế toán viên hành nghề bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán có giá trị khi nào?
Căn cứ tại Điều 58 Luật Kế toán 2015 quy định:
Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
1. Người có chứng chỉ kế toán viên hoặc chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Luật kiểm toán độc lập được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc hộ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự;
b) Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán, kiểm toán từ 36 tháng trở lên kể từ thời điểm tốt nghiệp đại học;
c) Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức theo quy định.
2. Người có đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện đăng ký hành nghề và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán. Bộ Tài chính quy định thủ tục cấp và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
3. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.
4. Những người không được đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, Công an nhân dân.
b) Người đang bị cấm hành nghề kế toán theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án một trong các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế liên quan đến tài chính, kế toán mà chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
...
Theo đó, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán chỉ có giá trị khi người được cấp có hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian cho một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán hoặc làm việc tại hộ kinh doanh dịch vụ kế toán.











- Công văn 1767 về nghỉ hưu trước tuổi: Chốt thời điểm xét hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc cho CCVC và người lao động như thế nào?
- Toàn bộ đối tượng phải nghỉ việc khi tinh giản biên chế theo Công văn 1767 nếu không đáp ứng kết quả thực hiện nhiệm vụ trong mấy năm liên tiếp?
- Bãi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu, mức lương mới thay thế trong bảng lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo dự kiến là gì?
- Chính thức tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức theo Nghị định 29 khi thuộc trường hợp nào?
- Chốt: Danh sách cán bộ công chức tự nguyện xin nghỉ tinh giản trình UBND Thành phố Hà Nội vào thời gian nào hàng tháng?