Người bán hàng đa cấp có được pháp luật bảo vệ hay không?
Người tham gia bán hàng đa cấp là gì?
Người tham gia bán hàng đa cấp theo cách hiểu trong đời sống hằng ngày là một hình thức kinh doanh bằng cách bán hàng trực tiếp cho khách hàng và đồng thời tìm kiếm và tuyển dụng những người khác để tham gia vào mạng lưới bán hàng của mình. Người tham gia bán hàng đa cấp kiếm tiền từ doanh số bán hàng của chính mình cũng như từ doanh số bán hàng của các thành viên trong mạng lưới của họ.
Tuy nhiên, căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 40/2018/NĐ-CP có giải thích về người tham gia bán hàng đa cấp như sau:
Giải thích từ ngữ
…
3. Người tham gia bán hàng đa cấp là cá nhân giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Như vậy, theo pháp luật người bán hàng đa cấp là cá nhân có giao kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp với doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Từ đó có thể hiểu rằng có giao kết hợp đồng đúng luật sẽ được pháp luật bảo hộ.
Người bán hàng đa cấp có được pháp luật bảo vệ hay không?
Để bảo vệ người bán hàng đa cấp trong việc tham gia đa cấp, pháp luật đã có những quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với doanh nghiệp như sau:
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 40/2018/NĐ-CP quy định:
Những hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp
1. Cấm doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực hiện những hành vi sau đây:
a) Yêu cầu người khác phải đặt cọc hoặc nộp một khoản tiền nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
b) Yêu cầu người khác phải mua một số lượng hàng hóa nhất định để được ký hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp;
c) Cho người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoặc lợi ích kinh tế khác từ việc giới thiệu người khác tham gia vào hoạt động bán hàng đa cấp mà không phải từ việc mua, bán hàng hóa của người được giới thiệu đó;
d) Từ chối chi trả không có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay lợi ích kinh tế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;
đ) Cung cấp thông tin gian dối về kế hoạch trả thưởng, về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
e) Cung cấp thông tin gian dối, gây nhầm lẫn về tính năng, công dụng của hàng hóa hoặc hoạt động của doanh nghiệp thông qua báo cáo viên, đào tạo viên tại hội nghị, hội thảo, đào tạo hoặc thông qua tài liệu của doanh nghiệp;
g) Duy trì nhiều hơn một hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, vị trí kinh doanh đa cấp, mã số kinh doanh đa cấp hoặc các hình thức khác tương đương đối với cùng một người tham gia bán hàng đa cấp;
h) Thực hiện khuyến mại sử dụng mạng lưới gồm nhiều cấp, nhiều nhánh mà trong đó người tham gia chương trình khuyến mại có nhiều hơn một vị trí, mã số hoặc các hình thức tương đương khác;
i) Tổ chức các hoạt động trung gian thương mại theo quy định của pháp luật thương mại nhằm phục vụ cho việc duy trì, mở rộng và phát triển mạng lưới bán hàng đa cấp;
k) Tiếp nhận hoặc chấp nhận đơn hoặc bất kỳ hình thức văn bản nào khác của người tham gia bán hàng đa cấp, trong đó, người tham gia bán hàng đa cấp tuyên bố từ bỏ một phần hoặc toàn bộ các quyền của mình theo quy định của Nghị định này hoặc cho phép doanh nghiệp không phải thực hiện nghĩa vụ đối với người tham gia bán hàng đa cấp theo quy định của Nghị định này;
l) Kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với đối tượng không được phép theo quy định tại Điều 4 Nghị định này;
m) Không sử dụng hệ thống quản lý người tham gia bán hàng đa cấp đã đăng ký với cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp để quản lý người tham gia bán hàng đa cấp;
n) Mua bán hoặc chuyển giao mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp cho doanh nghiệp khác, trừ trường hợp mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập doanh nghiệp.
Như vậy, những quy định trên nhằm bảo vệ người bán hàng đa cấp khỏi những vụ lừa đảo cũng như ngăn chặn được các hành vi phạm pháp của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp.
Tuy nhiên, việc tuân thủ các quy định và luật pháp vẫn chưa đảm bảo rằng tất cả các công ty kinh doanh đa cấp đều là trung thực và minh bạch. Do đó, khi quyết định tham gia kinh doanh đa cấp, người tham gia bán hàng nên nghiên cứu kỹ thông tin về công ty và sản phẩm của họ trước khi tham gia.
Bảo vệ người bán hàng đa cấp trong việc tham gia đa cấp (hình từ internet)
Người bán hàng đa cấp có được đào tạo không?
Trong quy tắc hoạt động về bán hàng đa cấp có quy định rõ về việc đào tạo cơ bản cho người bán hàng tại Điều 42 Nghị định 40/2018/NĐ-CP như sau:
Quy tắc hoạt động
Quy tắc hoạt động phải quy định rõ quy trình, thủ tục ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp, cấp Thẻ thành viên, đặt hàng, thanh toán, giao nhận hàng, gửi lại hàng (nếu có), bảo hành (nếu có), đổi, trả, mua lại hàng hóa và trả lại tiền cho người tham gia bán hàng đa cấp, giải quyết khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp, chấm dứt và thanh lý hợp đồng.
Đồng thời, tại Điều 32 Nghị định 40/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
Đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp
1. Doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp theo chương trình đào tạo cơ bản đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và không được thu phí dưới bất kỳ hình thức nào.
2. Người tham gia bán hàng đa cấp có trách nhiệm tham gia và nắm bắt đầy đủ các nội dung của chương trình đào tạo cơ bản.
3. Chỉ những người được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chỉ định làm Đào tạo viên mới được thực hiện đào tạo cơ bản cho người tham gia bán hàng đa cấp của doanh nghiệp đó.
…
Như vậy, khi tham gia ký kết hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp doanh nghiệp bán hàng đa cấp có trách nhiệm đào tạo người tham gia bán hàng đa cấp theo chương trình đào tạo cơ bản và không được thu phí dưới bất kỳ hình thức nào.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?