Nghị quyết 46: Hướng dẫn cụ thể Thông tư 29 về dạy thêm học thêm thế nào?
Nghị quyết 46: Hướng dẫn cụ thể Thông tư 29 về dạy thêm học thêm thế nào?
Theo Mục 9 Phụ lục kèm theo Nghị quyết 46/NQ-CP năm 2025 quy định Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
- Xây dựng các văn bản hướng dẫn triển khai Luật Nhà giáo sau khi được Quốc hội thông qua, ban hành cùng thời điểm Luật có hiệu lực. Khẩn trương rà soát, đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung của Luật Giáo dục 2019, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
- Nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư nguồn lực, đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo cho các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
- Tiếp tục hướng dẫn cụ thể và theo dõi sát tình hình thực hiện Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm học thêm; chú trọng công tác truyền thông để học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và xã hội hiểu, đồng thuận; chủ động, kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện những nội dung liên quan, bảo đảm phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực tiễn ở cơ sở, tạo thuận lợi cho học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên và các cơ sở giáo dục.
- Tích cực triển khai hiệu quả Quy hoạch hệ thống cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Khẩn trương xây dựng Đề án chuyển các cơ sở giáo dục đại học do các bộ chủ quản về Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trừ các cơ sở giáo dục đại học thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, trường bồi dưỡng của các bộ, ngành và trường đào tạo các lĩnh vực chuyên sâu đặc thù của các bộ theo chỉ đạo tại Nghị quyết 27/NQ-CP năm 2025 của Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 3 năm 2025.
- Tiếp nhận chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp từ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, bảo đảm không xảy ra gián đoạn trong việc dạy và học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Như vậy Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tiếp tục hướng dẫn cụ thể và theo dõi sát tình hình thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm; chú trọng công tác truyền thông để học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và xã hội hiểu, đồng thuận; chủ động, kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện những nội dung liên quan, bảo đảm phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực tiễn ở cơ sở, tạo thuận lợi cho học sinh, phụ huynh học sinh, giáo viên và các cơ sở giáo dục.
Nghị quyết 46: Hướng dẫn cụ thể Thông tư 29 về dạy thêm học thêm thế nào? (Hình từ Internet)
Giáo viên có được dạy thêm ngoài nhà trường không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 29/2024/TT/BGDĐT, dạy thêm ngoài nhà trường là hoạt động dạy thêm không do nhà trường tổ chức thực hiện.
Theo Điều 6 Thông tư 29/2024/TT/BGDĐT quy định:
Dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường
1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau:
a) Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo Mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
2. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.
3. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư này).
Theo đó giáo viên được phép dạy thêm ngoài nhà trường nhưng phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.
Đối với giáo viên tổ chức hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải thực hiện các yêu cầu sau:
- Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm.
Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.
Giáo viên phải xây dựng nội dung dạy thêm học thêm ra sao?
Theo Điều 3 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định:
Nguyên tắc dạy thêm, học thêm
1. Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh, học viên (sau đây gọi chung là học sinh) có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ hoặc người giám hộ (sau đây gọi chung là cha mẹ học sinh) đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm.
2. Nội dung dạy thêm, học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.
3. Việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên.
4. Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm.
Theo đó giáo viên phải xây dựng nội dung dạy thêm học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm.











- Sửa Nghị định 178: Chốt cán bộ công chức cấp xã không được hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp đã hưởng chính sách nào?
- Toàn bộ bảng lương mới của cán bộ công chức viên chức từ cấp xã đến Trung ương theo chức vụ lãnh đạo chuyển xếp lương thế nào?
- Sửa đổi Nghị định 178: Phải nghỉ việc đối với nhóm cán bộ công chức cấp xã do chịu tác động trực tiếp của sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy thì ngân sách lấy chi trả chế độ từ đâu?
- Tinh giản biên chế: Chốt toàn bộ đối tượng phải nghỉ việc, đối tượng tự nguyện nghỉ việc theo Công văn 1767 khi sắp xếp tổ chức bộ máy là ai?
- Chính sách nghỉ hưu trước tuổi: Ưu tiên giải quyết nghỉ hưu trước tuổi đối với CCVC và người lao động đáp ứng điều kiện nào theo Công văn 1767?