Nghị quyết 1326: Điều chỉnh lương hưu được cho ý kiến tại phiên họp thứ 44 năm 2025 có đúng không?
Nghị quyết 1326: Điều chỉnh lương hưu được cho ý kiến tại phiên họp thứ 44 năm 2025 có đúng không?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, trí tuệ tập thể, nghiên cứu, cải tiến, đổi mới phương thức hoạt động, chế độ làm việc nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn và các nội dung trong Chương trình công tác. Thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội sắp xếp chương trình, kế hoạch công tác để bảo đảm tham gia đầy đủ, hiệu quả các phiên họp, hội nghị do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức.
Theo đó căn cứ vào Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 1326/NQ-UBTVQH năm 2025 quy định cụ thể như sau:
PHIÊN HỌP THỨ 44
(06 ngày: ngày 10-17/4/2025[3]; dự phòng ngày 18/4/2025)
Xem xét tại phiên họp
1. Cho ý kiến về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
2. Cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2026, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.
3. Cho ý kiến về dự án Luật Cấp, thoát nước.
4. Cho ý kiến về dự án Luật Quản lý phát triển đô thị.
5. Cho ý kiến về dự án Luật Dẫn độ.
6. Cho ý kiến về dự án Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù.
7. Cho ý kiến về dự án Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi).
8. Cho ý kiến về dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
9. Cho ý kiến về báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, dự kiến Chương trình giám sát năm 2026 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
10. Xem xét báo cáo tổng hợp kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực phụ trách của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội năm 2024 và Quý I năm 2025.
11. Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tài chính nhà nước năm 2023; quyết toán ngân sách nhà nước năm 2023; báo cáo kết quả huy động, sử dụng và thanh toán, quyết toán tổng thể nguồn lực chi cho phòng, chống dịch COVID-19 của giai đoạn 2020 - 2022.
12. Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
13. Xem xét, quyết định giao bổ sung số lượng Kiểm sát viên cho ngành Kiểm sát nhân dân.
14. Cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2024.
15. Xem xét Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 3/2025.
16. Cho ý kiến về việc bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng thương mại có vốn nhà nước và Ngân hàng hợp tác xã.
17. Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi (trong trường hợp được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật; pháp lệnh năm 2025).
18. Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi hành án hình sự (trong trường hợp được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025).
19. Cho ý kiến về dự án Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam và cấm đi khỏi nơi cư trú (trong trường hợp được bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025).
20. Xem xét một số nội dung khác (nếu có).
Như vậy Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu tại phiên họp thứ 44
Nghị quyết 1326: Cho ý kiến thực hiện việc điều chỉnh lương hưu tại phiên họp thứ 44 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Uỷ ban thường vụ Quốc hội có trách nhiệm gì?
Căn cứ theo Điều 45 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định cụ thể về trách nhiệm của các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội như sau:
- Các thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm tập thể về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội; chịu trách nhiệm cá nhân trước Ủy ban thường vụ Quốc hội về những vấn đề được Ủy ban thường vụ Quốc hội phân công; tham gia các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội, thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
- Trong trường hợp được sự ủy nhiệm của Ủy ban thường vụ Quốc hội, thành viên Ủy ban thường vụ Quốc hội thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội làm việc với bộ, ngành, cơ quan, tổ chức khác và báo cáo kết quả làm việc với Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Chính sách điều chỉnh lương hưu được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định cụ thể về điều chỉnh lương hưu như sau:
- Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
- Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
- Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025











- Công văn 1814: Chính thức tinh giản biên chế CBCCVC, cơ cấu lại đồng thời nâng cao chất lượng CBCCVC như thế nào?
- Thống nhất bãi bỏ toàn bộ hệ số lương, lương cơ sở, xác định mức lương mới của CBCCVC và LLVT thay thế trong bảng lương chiếm 70% tổng quỹ lương sau năm 2026 có đúng không?
- Toàn bộ Kế hoạch, Đề án tinh giản biên chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt là căn cứ để thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức viên chức đúng không?
- Chính thức xử lý dứt điểm đối với cán bộ công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn nào theo Công văn 1814?
- Quyết định nâng lương trước khi nghỉ hưu trước tuổi cho CBCCVC theo Công văn 1814, cụ thể thế nào?