Nghỉ dưỡng sức sau sinh có tính ngày nghỉ hằng tuần không?
Người lao động được nghỉ dưỡng sức sau sinh bao nhiêu lần trong năm?
Tại tiểu mục e Mục 2 Công văn 3432/LĐTBXH-BHXH năm 2016 có quy định:
2. Về chế độ thai sản:
...
đ) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định tại khoản 2 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội thì có thể nghỉ làm nhiều lần nhưng tổng thời gian không quá thời gian quy định.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản của lao động nam được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con, đối với trường hợp nghỉ làm nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc lần cuối cùng vẫn phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
e) Thời gian tối đa nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản quy định tại khoản 2 Điều 41 của Luật bảo hiểm xã hội được tính cho một năm, kể từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 của năm dương lịch.
Thời gian tính hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính trên cơ sở thời gian thực tế người lao động nghỉ việc bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có nội dung như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
...
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
...
Như vậy, pháp luật không giới hạn số lần nghỉ dưỡng sức sau sinh nhưng có giới hạn số ngày nghỉ tối đa trong năm.
Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức sau sinh từ 05 ngày đến 10 ngày.
Nghỉ dưỡng sức sau sinh có tính ngày nghỉ hằng tuần không? (Hình từ Internet)
Nghỉ dưỡng sức sau sinh có tính ngày nghỉ hằng tuần không?
Tại khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
...
Như vậy, thời gian nghỉ dưỡng sức sau sinh bao gồm cả ngày nghỉ hằng tuần.
Có phải trả lương khi người lao động nghỉ dưỡng sức sau sinh không?
Tại khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 có quy định:
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
...
Theo đó, trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
Có thể thấy, chế độ dưỡng sức sau sinh sẽ được chi trả cho những người lao động phải nghỉ làm để điều dưỡng sức khỏe. Tiền dưỡng sức này được dùng để bù đắp cho khoản thu nhập từ tiền lương khi người lao động không đi làm.
Như vậy, người lao động nghỉ chế độ dưỡng sức sau sinh sẽ không được công ty trả lương cho những ngày đã nghỉ.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?