Nghị định 74: Những đối tượng làm công tác cơ yếu khi tham gia bảo hiểm y tế thay đổi như thế nào so với Nghị định 70?
Nghị định 74: Những đối tượng làm công tác cơ yếu khi tham gia bảo hiểm y tế thay đổi như thế nào so với Nghị định 70?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Nghị định 70/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 74/2025/NĐ-CP quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:
Đối tượng áp dụng
...
3. Người làm công tác cơ yếu tham gia bảo hiểm y tế gồm:
a) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ;
b) Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam;
c) Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
d) Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người nước ngoài.
...
Theo đó, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là người làm công tác cơ yếu gồm:
- Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ;
- Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam;
- Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
- Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người nước ngoài.
Lưu ý: Nghị định 74/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2025. Trước 1 7 2025 thì các đối tượng này vẫn áp dụng theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 70/2015/NĐ-CP, bao gồm:
- Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ;
- Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước theo chế độ, chính sách như đối với học viên Quân đội;
- Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương.
Nghị định 74: Những đối tượng làm công tác cơ yếu khi tham gia bảo hiểm y tế thay đổi như thế nào so với Nghị định 70? (Hình từ Internet)
Mức đóng bảo hiểm y tế với người làm công tác cơ yếu từ 1 7 2025 như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 70/2015/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 74/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 quy định về mức đóng bảo hiểm y tế như sau:
Mức đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội hoặc mức tham chiếu theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế, cụ thể:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a và điểm c khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
b) Bằng 4,5% mức tham chiếu đối với đối tượng quy định tại các điểm b, c và d khoản 1, các điểm b, c và d khoản 2, điểm b và d khoản 3, khoản 4 Điều 2 Nghị định này;
c) Bằng 4,5% mức tham chiếu đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a và điểm c khoản 3 Điều 2 Nghị định này khi nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng hoặc khi nghỉ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về mức tham chiếu như sau:
Mức tham chiếu
1. Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội quy định trong Luật này.
2. Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ BHXH quy định Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Như vậy, tại Nghị định 74/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức đóng BHYT hằng tháng được xác định theo mức tham chiếu bằng 4,5% mức tham chiếu đối với đối tượng là người làm công tác cơ yếu như sau:
- Bằng 4,5% tiền lương tháng đối với:
+ Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại Ban Cơ yếu Chính phủ;
+ Người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đang công tác tại tổ chức cơ yếu thuộc các Bộ, ngành, địa phương trừ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
2 đối tượng trên khi nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng hoặc khi nghỉ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì mức đóng bảo hiểm y tế bằng 4,5% mức tham chiếu.
- Bằng 4,5% mức tham chiếu đối với:
+ Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người Việt Nam;
+ Học viên cơ yếu hưởng sinh hoạt phí là người nước ngoài.
Thẻ bảo hiểm y tế của người làm công tác cơ yếu bị thu hồi trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 70/2015/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 74/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 quy định về Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế như sau:
Thu hồi, tạm giữ thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế của các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này bị thu hồi trong trường hợp:
a) Thôi phục vụ trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, tổ chức cơ yếu;
b) Chuyển sang chế độ phục vụ khác không phải là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu;
c) Thẻ bảo hiểm y tế cấp trùng số, trùng đối tượng;
d) Thẻ bảo hiểm y tế cấp không đúng đối tượng là quân nhân, công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu.
Như vậy, thẻ bảo hiểm y tế của người làm công tác cơ yếu bị thu hồi trong các trường hợp:
- Thôi phục vụ trong tổ chức cơ yếu;
- Chuyển sang chế độ phục vụ khác không phải là người làm công tác cơ yếu;
- Thẻ bảo hiểm y tế cấp trùng số, trùng đối tượng;
- Thẻ bảo hiểm y tế cấp không đúng đối tượng là người làm công tác cơ yếu.











- Công văn 1814: Chính thức tinh giản biên chế CBCCVC, cơ cấu lại đồng thời nâng cao chất lượng CBCCVC như thế nào?
- Thống nhất bãi bỏ toàn bộ hệ số lương, lương cơ sở, xác định mức lương mới của CBCCVC và LLVT thay thế trong bảng lương chiếm 70% tổng quỹ lương sau năm 2026 có đúng không?
- Toàn bộ Kế hoạch, Đề án tinh giản biên chế đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt là căn cứ để thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức viên chức đúng không?
- Chính thức xử lý dứt điểm đối với cán bộ công chức cấp xã dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn nào theo Công văn 1814?
- Quyết định nâng lương trước khi nghỉ hưu trước tuổi cho CBCCVC theo Công văn 1814, cụ thể thế nào?