Nghị định 18/2024/NĐ-CP quy định tiền thưởng của Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ là 170 lần mức lương cơ sở đúng không?
- Nghị định 18/2024/NĐ-CP quy định tiền thưởng của Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ là 170 lần mức lương cơ sở đúng không?
- Nghị định 18/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ mới nhất đối với tác giả như thế nào?
- Điều kiện xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ là gì?
- Nguyên tắc đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ là gì?
Nghị định 18/2024/NĐ-CP quy định tiền thưởng của Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ là 170 lần mức lương cơ sở đúng không?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 18/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quyền lợi và trách nhiệm của tác giả công trình được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ
1. Được nhận Bằng Giải thưởng Hồ Chí Minh hoặc Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ, tiền thưởng theo quy định tại Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và các quyền lợi khác có liên quan đến Giải thưởng.
2. Tuân thủ các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Căn cứ khoản 2 Điều 57 Nghị định 98/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Mức tiền thưởng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” và “Giải thưởng Nhà nước”
1. “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về khoa học và công nghệ và “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học nghệ thuật được cấp Bằng, khung và tiền thưởng 270,0 lần mức lương cơ sở.
2. “Giải thưởng Nhà nước” về khoa học và công nghệ và “Giải thưởng Nhà nước” về văn học nghệ thuật được cấp Bằng, khung và tiền thưởng 170,0 lần mức lương cơ sở.
Theo đó, tiền thưởng của Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ là 170 lần mức lương cơ sở.
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì mức lương cơ sở hiện nay là 1.8 triệu đồng/tháng.
Theo đó, mức tiền thưởng hiện nay khi nhận được Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ là 306 triệu đồng.
Nghị định 18/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ mới nhất đối với tác giả như thế nào? (Hình từ Internet)
Nghị định 18/2024/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ mới nhất đối với tác giả như thế nào?
Căn cứ Điều 11, Điều 12, Điều 13 Nghị định 18/2024/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ như sau:
Tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Nhà nước đối với công trình nghiên cứu khoa học:
- Đối với công trình có giá trị cao về khoa học:
Công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc: Bổ sung tri thức, tư tưởng mới; có những phát hiện khoa học mới đưa đến nhận thức, cách tiếp cận mới trong khoa học hoặc có tác động thay đổi quan trọng trong sản xuất và đời sống;
Được công bố, trích dẫn trên các tạp chí khoa học có uy tín trong nước hoặc quốc tế.
- Đối với công trình có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
Đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội hoặc làm thay đổi hợp lý cơ cấu ngành nghề; tiết kiệm chi phí sản xuất; nâng cao năng suất lao động; giảm thiểu tác động xấu đến môi trường;
Đóng góp quan trọng cho việc dự báo xu hướng tương lai, hoạch định và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Làm chuyển biến nhận thức của xã hội hoặc tác động quan trọng đến đời sống xã hội; nâng cao dân trí; thay đổi tích cực hành vi ứng xử của nhóm, tầng lớp trong xã hội;
Có tác dụng tốt trong giáo dục, được sử dụng cho công tác nghiên cứu và đào tạo đại học, sau đại học.
Tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Nhà nước đối với công trình nghiên cứu phát triển công nghệ:
- Đối với Công trình có giá trị cao về khoa học, công nghệ:
Công trình nghiên cứu phát triển công nghệ xuất sắc, giải quyết được những vấn đề then chốt để cải tiến, đổi mới công nghệ, tạo sản phẩm mới;
Góp phần đặc biệt quan trọng thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất, tạo điều kiện hình thành và phát triển ngành nghề mới, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, của ngành kinh tế.
- Đối với công trình có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội:
Đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội;
Làm thay đổi phương thức lao động, sản xuất truyền thống hoặc cải thiện điều kiện và môi trường lao động, sản xuất hoặc góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
Tiêu chuẩn xét tặng Giải thưởng Nhà nước đối với công trình ứng dụng công nghệ:
- Đối với công trình có giá trị cao về công nghệ: Công trình ứng dụng công nghệ xuất sắc, được ứng dụng thành công và có hiệu quả trong các công trình trọng điểm quốc gia, thuộc một trong các trường hợp sau:
Sáng tạo ra công nghệ mang tính đột phá;
Có những cải tiến kỹ thuật, công nghệ quan trọng mang lại hiệu quả cao;
Góp phần xây dựng được phương án tổng thể với các giải pháp kỹ thuật đồng bộ kèm theo.
- Đối với công trình có tác dụng và ảnh hưởng lớn trong xã hội:
Đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội hoặc quốc phòng - an ninh hoặc tạo ra sản phẩm, hàng hóa mang lại hiệu quả kinh tế cao, thay thế hàng nhập khẩu;
Có đóng góp quan trọng trong phát triển khoa học và công nghệ của lĩnh vực.
Điều kiện xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ là gì?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 18/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ
1. Đối với tác giả: Trực tiếp sáng tạo, đóng góp vào giá trị khoa học và công nghệ của công trình; không vi phạm quy định tại Điều 8 Luật Khoa học và công nghệ và đáp ứng điều kiện sau đây:
a) Đối với người Việt Nam: Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Đối với người nước ngoài: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, pháp luật và phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam.
2. Đối với công trình:
a) Hồ sơ hợp lệ, được công bố theo quy định (trừ các công trình có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước), hoặc được ứng dụng tại Việt Nam;
b) Thời gian công trình được công bố hoặc ứng dụng trong thực tiễn ít nhất là 03 năm hoặc công trình được ứng dụng đổi mới sáng tạo có hiệu quả ít nhất 01 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ.
Điều 8 Luật Khoa học và Công nghệ 2013 quy định:
Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng hoạt động khoa học và công nghệ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến tài nguyên, môi trường, sức khỏe con người; trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chiếm đoạt, chuyển nhượng, chuyển giao bất hợp pháp kết quả khoa học và công nghệ.
3. Tiết lộ tài liệu, kết quả khoa học và công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước; lừa dối, giả mạo trong hoạt động khoa học và công nghệ.
4. Cản trở hoạt động khoa học và công nghệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Theo đó, điều kiện xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ bao gồm:
- Đối với tác giả: Trực tiếp sáng tạo, đóng góp vào giá trị khoa học và công nghệ của công trình; không thuộc các hành vi bị cấm được quy định tại Điều 8 Luật Khoa học và công nghệ 2013 và đáp ứng điều kiện sau đây:
Đối với người Việt Nam: Chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
Đối với người nước ngoài: Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, pháp luật và phong tục, tập quán tốt đẹp của Việt Nam.
- Đối với công trình:
Hồ sơ hợp lệ, được công bố theo quy định (trừ các công trình có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước), hoặc được ứng dụng tại Việt Nam;
Thời gian công trình được công bố hoặc ứng dụng trong thực tiễn ít nhất là 03 năm hoặc công trình được ứng dụng đổi mới sáng tạo có hiệu quả ít nhất 01 năm tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh khoa học và công nghệ.
Nguyên tắc đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ là gì?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 18/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc đặt tên và đề nghị, xét tặng giải thưởng về khoa học và công nghệ
...
2. Nguyên tắc đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ:
a) Việc đăng ký đề nghị xét tặng Giải thưởng được thực hiện trên cơ sở tự nguyện;
b) Mỗi công trình chỉ được đề nghị xét tặng một Giải thưởng trong một đợt xét tặng Giải thưởng;
c) Công trình đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh thì không được đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước; Công trình đã được tặng Giải thưởng Nhà nước thì không được đề nghị xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh.
3. Nguyên tắc xét tặng giải thưởng đối với công trình có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước
Đối với các công trình có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước, việc xét tặng giải thưởng áp dụng quy trình, thủ tục quy định tại Nghị định này và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Như vậy, nguyên tắc đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ gồm:
- Việc đăng ký đề nghị xét tặng Giải thưởng được thực hiện trên cơ sở tự nguyện;
- Mỗi công trình chỉ được đề nghị xét tặng một Giải thưởng trong một đợt xét tặng Giải thưởng;
- Công trình đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh thì không được đề nghị xét tặng Giải thưởng Nhà nước.
Ngoài ra, đối với các công trình có nội dung liên quan đến bí mật nhà nước, việc xét tặng giải thưởng áp dụng quy trình, thủ tục quy định tại Nghị định này và tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Nghị định 18/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 10/04/2024.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?