Ngày tránh thai thế giới là ngày bao nhiêu? Được nghỉ việc thực hiện biện pháp tránh thai tối đa mấy ngày?

Ngày nào là Ngày tránh thai thế giới? Người lao động được nghỉ việc thực hiện biện pháp tránh thai tối đa bao nhiêu ngày theo quy định mới?

Ngày tránh thai thế giới là ngày bao nhiêu?

Ngày tránh thai thế giới là ngày 26 9. Ngày tránh thai thế giới 26 9 có ý nghĩa như một chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai; đồng thời khuyến khích tất cả mọi người chủ động hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng.

Phòng tránh thai giúp nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Lợi ích của việc phòng tránh thai giúp mỗi gia đình có đủ 2 con, kông sinh quá nhiều. Từ đó, có điều kiện để chăm sóc, giáo dục con cái tốt hơn. Nâng cao được đời sống, kinh tế của mỗi gia đình. Do có sức khỏe, văn hóa và kinh tế tốt, chị em phụ nữ và các cặp vợ chồng có đủ điều kiện để thực hiện quyền hưởng thụ và bồi dưỡng sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản…

Các hoạt động hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới 26 9 phải được thiết kế trong một kế hoạch tổng thể; nội dung, thông điệp truyền thông, khẩu hiệu hành động phải được triển khai đồng bộ, thống nhất; tổ chức thực hiện tiết kiệm, lồng ghép hiệu quả với các hoạt động truyền thông thường xuyên tại mỗi cấp.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Ngày tránh thai thế giới là ngày bao nhiêu? Được nghỉ việc thực hiện biện pháp tránh thai tối đa mấy ngày?

Ngày tránh thai thế giới là ngày bao nhiêu? Được nghỉ việc thực hiện biện pháp tránh thai tối đa mấy ngày? (Hình từ Internet)

Sử dụng các biện pháp tránh thai được hưởng chế độ thai sản khi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ;
d) Lao động nữ nhờ mang thai hộ;
đ) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
e) Người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai mà các biện pháp đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
g) Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con, vợ mang thai hộ sinh con.
2. Đối tượng quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
...

Theo đó, người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai được hưởng chế độ thai sản khi các biện pháp tránh thai đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Được nghỉ việc thực hiện biện pháp tránh thai tối đa mấy ngày?

Căn cứ theo Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
1. Thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi thực hiện các biện pháp tránh thai do người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định nhưng không quá 07 ngày đối với lao động nữ đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung và không quá 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Theo đó, người lao động được nghỉ việc thực hiện biện pháp tránh thai do người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định thì được nghỉ:

- Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung.

- Tối đa 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.

Thời gian nghỉ việc tính cả ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần.

03 loại giấy tờ cần có trong hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản khi thực hiện biện pháp tránh thai là gì?

Căn cứ theo Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản
...
3. Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi khám thai theo quy định tại Điều 51 của Luật này; lao động nữ sảy thai, phá thai hoặc có thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ, thai ngoài tử cung theo quy định tại Điều 52 của Luật này; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại Điều 57 của Luật này là một trong các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện hoặc bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy tờ chứng minh quá trình điều trị nội trú của người lao động trong trường hợp điều trị nội trú;
b) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp điều trị ngoại trú;
c) Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện có thể hiện thông tin chỉ định về thời gian cần điều trị ngoại trú sau thời gian điều trị nội trú.
...

Theo đó, 03 loại giấy tờ cần có trong hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản khi thực hiện biện pháp tránh thai, bao gồm:

- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện hoặc bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy tờ chứng minh quá trình điều trị nội trú của người lao động trong trường hợp điều trị nội trú;

- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp điều trị ngoại trú;

- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện có thể hiện thông tin chỉ định về thời gian cần điều trị ngoại trú sau thời gian điều trị nội trú.

Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.

Ngày tránh thai thế giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Ngày tránh thai thế giới là ngày bao nhiêu? Được nghỉ việc thực hiện biện pháp tránh thai tối đa mấy ngày?
Lao động tiền lương
Chủ đề hưởng ứng Ngày tránh thai thế giới 26 9 là gì? Người lao động chỉ được hưởng chế độ thai sản khi sử dụng các biện pháp tránh thai thực hiện ở đâu?
Lao động tiền lương
Ngày 26 9 là Ngày tránh thai thế giới? Người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng điều kiện gì?
Lao động tiền lương
Ngày Tránh thai thế giới 26 9 bắt đầu từ năm nào? NLĐ được hưởng thai sản khi thực hiện biện pháp tránh thai không?
Đi đến trang Tìm kiếm - Ngày tránh thai thế giới
170 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày tránh thai thế giới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày tránh thai thế giới

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click vào đây để bỏ túi 15 văn bản hướng dẫn bảo hiểm thất nghiệp Tổng hợp 8 văn bản nổi bật về Lương hưu Xem trọn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội Đóng Bảo hiểm xã hội và các văn bản cần biết Tổng hợp văn bản quy định về quỹ bảo hiểm xã hội mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào