Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày gì? Đây có phải là ngày nghỉ lễ của giáo viên, học sinh không?
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày gì?
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là một ngày kỷ niệm được tổ chức hằng năm tại Việt Nam để tôn vinh và tri ân những người hoạt động trong ngành giáo dục của Việt Nam.
Theo Quyết định 167-HĐBT năm 1982 hàng năm sẽ lấy ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ngày Nhà giáo Việt Nam có ý nghĩa thiết thực, là dịp để các cấp chính quyền, các đoàn thể, các tổ chức xã hội và cộng đồng nhìn lại và đánh giá tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên, khen thưởng những người có thành tích xuất sắc, động viên và khích lệ những người có khó khăn, gặp trở ngại trong công tác.
Đồng thời, đây cũng là dịp để các giáo viên tự kiểm điểm, rèn luyện và nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và vai trò của mình trong sự nghiệp trăm năm trồng người.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày gì? Đây có phải là ngày nghỉ lễ của giáo viên, học sinh không? (Hình từ Internet)
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 có phải là ngày nghỉ lễ của giáo viên, học sinh không?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 quy định như sau;
Nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương
1. Kế hoạch thời gian năm học của địa phương phải bảo đảm số tuần thực học:
a) Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
b) Đối với giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông).
- Đối với lớp 9 cấp trung học cơ sở và lớp 12 cấp trung học phổ thông có 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có 16 tuần).
- Đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8 cấp trung học cơ sở và lớp 10, lớp 11 cấp trung học phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).
2. Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.
3. Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
4. Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.
5. Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.
Theo đó, việc nghỉ lễ, tết của giáo viên, học sinh sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn hằng năm.
Dẫn chiếu đến Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì giáo viên, học sinh sẽ được nghỉ vào các ngày lễ, tết sau đây:
- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
- Tết Âm lịch: 05 ngày;
- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
Như vậy, ngày 20/11 không phải là ngày nghỉ của giáo viên, học sinh.
Lương của giáo viên hiện nay là bao nhiều?
* Giáo viên mầm non
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên mầm non được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (tương đương viên chức loại A2, A1, A0).
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở được tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng, theo đó mức lương của giáo viên mầm non sẽ như sau:
* Giáo viên tiểu học
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên tiểu học được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở được tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng, theo đó mức lương của giáo viên tiểu học sẽ như sau:
* Giáo viên trung học cơ sở
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học cơ sở được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở được tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng, theo đó mức lương của giáo viên trung học cơ sở sẽ như sau:
*Giáo viên trung học phổ thông
Theo quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT quy định về cách xếp lương giáo viên trung học phổ thông được xếp theo 3 hạng 1, 2, 3 (áp dụng hệ số lương của viên chức tương đương loại A2 - nhóm A2.1; loại A2 - nhóm A2.2 và loại A1).
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP thì từ ngày 01/7/2023, mức lương cơ sở được tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng, theo đó mức lương của giáo viên trung học phổ thông sẽ như sau:
Lưu ý: Tiền lương trên là mức lương dựa trên lương cơ sở không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp khác.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?