Ngày Lễ độc thân là ngày nào? Người lao động độc thân có được nghỉ làm vào này không?
Ngày Lễ độc thân là ngày nào?
Ngày 11 tháng 11 hàng năm được xem là ngày Lễ độc thân. Trong tiếng Trung, ngày này được gọi là ngày “Quang côn tiết” có nghĩa là độc thân nên khiến cho ngày lễ này càng trở nên đặc biệt hơn. Ngoài ra, ngày này còn kết hợp từ 4 số 1 như 4 cây gậy có ý nghĩa nối liền những số 1 đơn lẻ.
Ngày Lễ độc thân hiện nay là ngày lễ dành cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi không phân biệt già trẻ gái trai, chỉ có 1 tiêu chuẩn duy nhất đó là phải độc thân. Những người độc thân trong ngày lễ sẽ tụ tập ăn uống, hát hò hay uống rượu và vui hết mình và giao lưu cùng những người bạn mới, biết đâu khi bắt đầu những mối quan hệ mới họ có thể tìm kiếm nửa còn lại của mình. Ngoài những việc trên họ còn có thể mua sắm điên cuồng để thỏa mãn chính bản thân trong ngày dành riêng cho họ.
Theo đó, ngày Lễ độc thân là ngày 11 tháng 11 hằng năm.
Ngày Lễ độc thân là ngày nào? Người lao động độc thân có được nghỉ làm vào này không?
Người lao động độc thân có được nghỉ làm vào này không?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Ngoài ra căn cứ tại quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...
Và tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, trong những trường hợp nghỉ hưởng nguyên lương theo ngày nghỉ lễ, tết không có trường hợp quy định người lao động độc thân được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày Lễ độc thân.
Như vậy, người lao động độc thân sẽ không được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày Lễ độc thân.
Lưu ý: trường hợp ngày Lễ độc thân trùng vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì vẫn sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương. Bên cạnh đó, người lao động độc thân có thể sử dụng ngày nghỉ phép năm của mình để được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này.
Ngoài ra, nếu ngày Lễ độc thân trùng vào ngày nghỉ hàng tuần của người lao động độc thân thì người lao động vẫn sẽ được nghỉ vào ngày này.
Đồng thời, căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động đọc thân có thể chủ động xin nghỉ không lương vào ngày Lễ độc thân. Tuy nhiên, phải nhận được sự chấp thuận từ phía người sử dụng lao động.
Trường hợp ngày Lễ độc thân là ngày làm việc bình thường của người lao động thì đi làm vào ngày này được hưởng lương thế nào?
Căn cứ tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
...
Theo đó, trường hợp ngày Lễ độc thân là ngày làm việc bình thường của người lao động thì đi làm vào ngày này được hưởng lương theo giao kết trong nội dung của hợp đồng lao động.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?