Ngày Đại đoàn kết toàn dân là ngày gì? Có phải là ngày nghỉ hưởng nguyên lương của NLĐ không?
Ngày Đại đoàn kết toàn dân là ngày gì?
Căn cứ tại Điều 11 Luật Mặt trận tổ quốc Việt Nam 2015 về Ngày truyền thống và ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc:
Ngày truyền thống và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc
Ngày 18 tháng 11 hằng năm là Ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.
Theo đó, ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và là ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc được tổ chức vào ngày 18 tháng 11 hằng năm. Năm 2024, Ngày Đại đoàn kết toàn dân rơi vào thứ 2.
Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11 là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, được tổ chức hàng năm nhằm khơi dậy truyền thống đoàn kết, gắn bó của cộng đồng và động viên tinh thần đoàn kết giữa các tầng lớp nhân dân. Sự kiện này được tổ chức ở các khu dân cư trên cả nước và thường bao gồm các hoạt động như giao lưu văn nghệ, trao đổi văn hóa, và kỷ niệm những thành quả mà khu dân cư đã đạt được.
Ngày Đại đoàn kết toàn dân là ngày gì? Có phải là ngày nghỉ hưởng nguyên lương của NLĐ không? (Hình từ Internet)
Ngày Đại đoàn kết toàn dân có phải là ngày nghỉ hưởng nguyên lương của NLĐ không?
Căn cứ tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Ngoài ra căn cứ tại quy định tại khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...
Và tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, ngày 18 tháng 11 không phải là ngày nghỉ lễ tết hưởng nguyên lương theo quy định.
Tuy nhiên, để nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày 18 tháng 11 người lao động vẫn có thể dùng số ngày nghỉ phép năm của mình.
Ngoài ra, nếu các ngày nghỉ quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 rơi vào ngày 18 tháng 11 thì người lao động vẫn được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này.
Không đảm bảo cho người lao động nghỉ việc riêng thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
...
Theo đó, người sử dụng lao động không đảm bảo cho người lao động nghỉ việc riêng thì bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.
- Black Friday là ngày nào 2024? Black Friday 2024 kéo dài bao lâu? Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này không?
- Lễ Tạ Ơn là thứ mấy? Đây có phải là ngày lễ lớn của người lao động không?
- Chính thức 05 bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước và LLVT mở rộng quan hệ tiền lương thế nào?
- Ngày 19 11 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Đây có phải ngày nghỉ hằng tuần của NLĐ không?
- Thứ 6 đen tối là ngày nào? Ngày thứ 6 đen tối có phải ngày nghỉ lễ của người lao động không?