Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam là ngày bao nhiêu? Học báo chí hệ cao đẳng ra trường có thể làm những công việc nào?
Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam là ngày bao nhiêu?
Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (hay còn được biết đến như là Ngày Báo chí Việt Nam) là dấu mốc khẳng định sự ra đời của ngành báo chí, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng, do Chủ tịch Hồ Chí Minh và tờ báo Thanh niên sáng lập vào ngày 21/06/1925. Qua đó nâng cao vai trò và trách nhiệm của những ai đang theo đuổi ngành báo chí với sự phát triển ổn định của xã hội.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Quyết định 1464/QĐ-TTg năm 2014, ngày 21 tháng 6 hàng năm được biết đến là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Đây là dịp để toàn thể nhân dân tôn vinh, tri ân những nhà báo đã đóng góp tâm sức vì một nền báo chí nước nhà vững mạnh, đưa đến độc giả những bài báo phản ánh chân thực các vấn đề đời sống, văn hóa, xã hội, những câu chuyện truyền cảm hứng và những tấm gương đáng tôn vinh.
Hàng năm vào ngày ngày 21 tháng 6 các hoạt động kỷ niệm, chào mừng diễn ra sôi nổi trên khắp cả nước. Cũng vào ngày này, các cuộc thi báo chí với những sản phẩm chất lượng của các phóng viên, nhà báo được phát động. Chính vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng ngày 21 tháng 6 không đơn thuần là ngày lễ kỷ niệm mà còn là dịp để những người làm báo nhìn lại những thành tựu cũng như khó khăn để thêm tình yêu và sự nỗ lực đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp báo chí cách mạng.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam là ngày bao nhiêu? Học báo chí hệ cao đẳng ra trường có thể làm những công việc nào? (Hình từ Internet)
Học báo chí hệ cao đẳng ra trường có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 8 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo cao đẳng, sinh viên có thể làm việc tại cơ quan báo chí, công ty truyền thông hay bộ phận thông tin - truyền thông của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở các vị trí:
- Phóng viên
- Phóng viên ban bạn đọc
- Biên tập viên
- Sửa mo-rát
- Truyền thông
- Biên tập truyền thông
- Tổ chức sản xuất
- Trợ lý sản xuất
- Copywriter (viết cho truyền thông)
- Phát thanh viên
- Quay phim
- Kỹ thuật biên tập video
Như đã đề cập trên, sau khi tốt nghiệp chương trình đào tạo cao đẳng, sinh viên có thể làm việc tại cơ quan báo chí, công ty truyền thông hay bộ phận thông tin - truyền thông của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở các vị trí:
- Phóng viên
- Phóng viên ban bạn đọc
- Biên tập viên
- Sửa mo-rát
- Truyền thông
- Biên tập truyền thông
- Tổ chức sản xuất
- Trợ lý sản xuất
- Copywriter (viết cho truyền thông)
- Phát thanh viên
- Quay phim
- Kỹ thuật biên tập video
Cần có những kỹ năng nào khi ra trường hệ cao đẳng để đảm nhiệm tốt các công việc báo chí?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 8 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
3. Kỹ năng
- Thực hiện thành thạo công việc trong ê-kip sản xuất ở vị trí được phân công theo đúng quy trình và tiêu chuẩn của hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông;
- Lên được thời gian biểu cho các công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả;
- Phân loại được những vấn đề thông thường hay những tình huống phát sinh trong hoạt động sản xuất sản phẩm báo chí truyền thông, giải quyết được tình huống, vấn đề một cách hiệu quả;
- Xây dựng được các kế hoạch nghiệp vụ như kế hoạch sản xuất, kế hoạch nhân sự, kế hoạch phân công công việc, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kế hoạch mua sắm trang thiết bị - dụng cụ, kế hoạch tổ chức hội nghị, hội thảo hoặc sự kiện;
- Áp dụng được các loại mẫu biểu, báo cáo, thông cáo, văn bản đối nội, hợp đồng thông dụng của ngành báo chí truyền thông vào công việc;
- Thu thập được những kiến thức mới, cập nhật trong lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn, báo chí truyền thông; thực hành công nghệ mới ứng dụng trong hoạt động báo chí - truyền thông;
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Phân loại khách hàng, đối tác và lựa chọn được cách thức tương tác phù hợp để đạt hiệu quả công việc;
- Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị phục vụ sản xuất và phát hành sản phẩm báo chí truyền thông, với ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong công ty, cơ quan, đơn vị;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Theo đó, khi tốt nghiệp ngành báo chí hệ cao đẳng, người học cần đảm bảo có được các kỹ năng cơ bản của ngành về việc sử dụng ngôn ngữ, các công cụ hỗ trợ cũng như việc quản lý, lập kế hoạch để tạo ra sản phẩm chất lượng.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?
- Chính thức lộ trình cải cách tiền lương từ 2025: Bộ Nội vụ thực hiện cải cách tiền lương của các đối tượng CBCCVC và LLVT bằng cách thực hiện việc nhiệm vụ nào?
- Kế hoạch thực hiện cải cách tiền lương của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức của Đảng, Nhà nước về nguồn lực tại Kế hoạch 189 ra sao?
- Tăng lương hưu cho CBCCVC khi có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu vào thời điểm nào?