Ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình hệ cao đẳng và cơ hội việc làm sau khi ra trường?
Pháp luật ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình hệ cao đẳng giới thiệu về như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 5 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
1. Giới thiệu chung về ngành/nghề:
Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình trình độ cao đẳng là ngành, nghề khai thác và sử dụng các thiết bị ghi hình, ghi âm, dựng hình, ánh sáng, truyền dẫn, phần mềm chuyên dụng… để tạo ra các thể loại chương trình truyền hình (dưới dạng tín hiệu video) theo yêu cầu của kịch bản, của đạo diễn, biên tập đáp ứng yêu cầu Bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Phạm vi hoạt động của nghề Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình trải dài và xuyên suốt toàn bộ quá trình sáng tạo ra một tác phẩm truyền hình, từ tiền kỳ cho đến hậu kỳ, phát sóng.
Nghề Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình là một công việc mang tính tập thể cao, sản phẩm cuối cùng bao giờ cũng là kết quả làm việc của cả một ekip. Tính chất công việc đòi hỏi người làm nghề phải có tính kỷ luật, sự kiên trì, đồng thời phải có tư duy thẩm mĩ và óc sáng tạo.
Người học sau khi hoàn thành chương trình đào tạo nghề kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình trình độ cao đẳng làm việc tại các đài, các kênh truyền hình, các trung tâm báo chí truyền thông trong cả nước. Họ có thể làm việc độc lập hoặc theo nhóm, thực hiện các công việc như: Kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật ánh sáng, dựng hình, kỹ thuật đồ họa, phụ trách trường quay…
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2000 giờ (tương đương 71 tín chỉ)
Như vậy, pháp luật có giới thiệu kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình trình độ cao đẳng là ngành, nghề khai thác và sử dụng các thiết bị ghi hình, ghi âm, dựng hình, ánh sáng, truyền dẫn, phần mềm chuyên dụng… để tạo ra các thể loại chương trình truyền hìnhtheo yêu cầu của kịch bản, của đạo diễn, biên tập.
Ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình hệ cao đẳng (Hình từ Internet)
Ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình hệ cao đẳng cần kỹ năng gì sau khi ra trường là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 5 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
3. Kỹ năng:
- Thành thạo trong việc khai thác, sử dụng, vận hành, bảo quản máy quay, máy ảnh, ống kính, đèn chiếu và các thiết bị hỗ trợ;
- Thành thạo trong việc dựng được các tác phẩm thuộc thể loại tin tức và phóng sự truyền hình;
- Sử dụng thành thạo phần mềm dựng âm thanh Adobe Audition CC để thực hiện thu âm, dựng âm thanh, mixing, lồng tiếng;
- Sử dụng thành thạo các loại đèn để thiết lập chiếu sáng sản xuất các chương trình truyền hình; Khắc phục sự cố của các loại đèn chiếu sáng; cài đặt một số chương trình chiếu sang cơ bản tại bàn điều khiển ánh sáng;
- Thực hiện được việc sử dụng kỹ xảo truyền hình hoàn thiện tác phẩm;
- Thực hiện được các thao tác cơ bản trong phần mềm 3D Max, thiết kế được logo, hình hiệu, trường quay ảo cho các chương trình truyền hình;
- Sử dụng thành thạo hệ thống thiết bị đường tiếng trong sản xuất tiền kỳ như: đấu nối, điều chỉnh, xử lý được hệ thống thiết bị đường tiếng trong Audio Studio, trong Video Studio và trong các sự kiện;
- Sử dụng được các thiết bị cơ bản trong hệ thống thiết bị đường hình; đấu nối, kiểm tra thiết bị, khắc phục những sự cố thông thường;
- Thực hiện được việc khai thác, bảo quản thiết bị lưu động; đấu nối và vận hành thiết bị lưu động để sản xuất chương trình truyền hình;
- Vận hành khai thác phần mềm phát sóng chuyên dụng, lập lịch phát sóng theo yêu cầu;
- Phân tích và xử lý thông tin: Có khả năng tìm kiếm, tổng hợp các sự kiện trong xã hội, các thông tin liên quan đến ngành; phân tích và xử lý thông tin để thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành;
- Nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp, chịu áp lực công việc;
- Kỹ năng cơ bản về giao tiếp, thuyết trình, giải thích và thuyết phục người khác về nội dung, giải pháp để thực hiện những ý tưởng trong thực tiễn tác nghiệp;
- Biết cách tổ chức, quản lý, phối hợp, tôn trọng và lắng nghe các thành viên khác trong ekip;
- Xử lý linh hoạt, hiệu quả các tình huống nảy sinh trong quá trình tác nghiệp;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo qui định; khai thác, ứng dụng các phần mềm tin học vào công việc chuyên môn của nghề kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngoài việc đáp ứng được các kiến thức cơ bản của ngành, người sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình hệ cao đẳng cần phải trang bị đầy đủ các kỹ năng theo quy định trên để có thể chủ động mở rộng và tạo cơ hội việc làm cho mình.
Ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình hệ cao đẳng và cơ hội việc làm sau khi ra trường?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 5 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH như sau:
5. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Kỹ thuật máy quay và các thiết bị hỗ trợ;
- Kỹ thuật ánh sáng;
- Thu thanh tiền kỳ;
- Dựng hình;
- Âm thanh hậu kỳ;
- Kỹ thuật đồ họa;
- Phụ trách trường quay;
- Kỹ thuật xe màu lưu động.
Sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề như trên tại các đài, các kênh truyền hình, các trung tâm báo chí truyền thông trong cả nước.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?