Ngành kế toán hành chính sự nghiệp hệ cao đẳng có thể làm tại vị trí nào khi ra trường?
Thế nào là kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 5 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng là nghề thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính về tình hình sử dụng ngân sách nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm: Đơn vị hành chính là các đơn vị hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực quản lý nhà nước như: Các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp,...; đơn vị sự nghiệp là các đơn vị hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ công cho xã hội như: Bệnh viên, trường học.v.v....
Nhiệm vụ chính cần phải thực hiện:
- Ghi chép và phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ tại đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Lập dự toán, kiểm tra, kiểm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi; tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế tài chính và các tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước; kiểm tra việc quản lý, sử dụng các loại vật tư tài sản ở đơn vị; kiểm tra việc chấp hành kỷ luật thu, nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách của Nhà nước;
- Theo dõi và kiểm soát tình hình phân phối kinh phí cho các đơn vị dự toán cấp dưới, tình hình chấp hành dự toán thu, chi và quyết toán của các đơn vị cấp dưới;
- Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định, cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu; phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí ở đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị; cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật;
- Phân tích, nghiên cứu về chuẩn mực kế toán, luật kế toán, luật ngân sách, thông tư hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và các quy định khác.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.250 giờ (tương đương 80 tín chỉ).
Như vậy, pháp luật đã có những giới thiệu khái quát về ngành kế toán hành chính sự nghiệp hệ cao đẳng là ngành nghề thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính về tình hình sử dụng ngân sách nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.
Ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ cao đẳng (Hình từ Internet)
Kỹ năng cơ bản cần phải có để làm việc sau khi tốt nghiệp ngành kế toán hành chính sự nghiệp hệ cao đẳng là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
3. Kỹ năng
- Vận dụng được các quy định của luật ngân sách, luật kế toán, chuẩn mực kế toán vào công tác hạch toán kế toán và quản lý trong đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Tra cứu được chương, loại, khoản, mục, tiểu mục, nguồn ngân sách, mục tiêu, ... áp dụng cho đơn vị;
- Lập, kiểm tra giám sát và quyết toán được dự toán thu, chi, sản xuất, ... theo các chỉ tiêu được áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Lập, tiếp nhận, kiểm tra, phân loại và xử lý được chứng từ kế toán theo hướng dẫn của các thông tư cho các đối tượng kế toán cụ thể;
- Tổ chức được hệ thống sổ sách kế toán phù hợp theo hình thức kế toán đã lựa chọn để ghi sổ;
- Hoàn thành được công việc ghi sổ kế toán chi tiết, sổ tổng hợp, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và các báo cáo khác theo đúng thời gian và quy định;
- Tính toán được các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán, báo cáo thuế, ... theo hướng dẫn của thông tư áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp và quy định của luật kế toán, luật ngân sách, các chuẩn mực kế toán liên quan;
- Tổng hợp và phân tích được số liệu kế toán phục vụ cho công tác quản trị tài chính trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Kiểm tra được số liệu ghi chép trên sổ kế toán, báo cáo tài chính ... và chữa được những sai sót khi phát hiện theo quy định;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của lĩnh vực kế toán, giao dịch điện tử và sử dụng được một số phần mềm kế toán phổ biến;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Ngoài các kiến thức thì người học cần trang bị cho mình các kỹ năng như trên sau khi tốt nghiệp ngành kế toán hành chính sự nghiệp hệ cao đẳng. Các kỹ năng này sẽ giúp bạn thực hiện công việc kế toán một cách chính xác, hiệu quả và tạo mối quan hệ làm việc tốt trong ngành.
Ngành kế toán hành chính sự nghiệp hệ cao đẳng có thể làm tại vị trí nào khi ra trường?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Kế toán vốn bằng tiền;
- Kế toán vật liệu, dụng cụ;
- Kế toán tài sản cố định;
- Kế toán tiền lương và các khoản nộp theo lương;
- Kế toán thu sự nghiệp;
- Kế toán chi sự nghiệp;
- Kế toán các khoản thanh toán;
- Kế toán hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ;
- Kế toán quản trị;
- Thủ kho;
- Thủ quỹ;
- Kế toán tổng hợp.
Như vậy, khi người học đáp ứng được các yêu cầu tại các vị trí làm việc cũng như có đủ kỹ năng, khiến thức và năng lực thì người học có thể đảm nhiệm các vị trí như trên.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?