Ngành công tác xã hội là gì? Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì?
Ngành công tác xã hội là gì? Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì?
Theo Điều 3 Nghị định 110/2024/NĐ-CP quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Công tác xã hội là hoạt động hỗ trợ cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội.
2. Đối tượng công tác xã hội là cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội (sau đây gọi là đối tượng).
3. Dịch vụ công tác xã hội là dịch vụ do tổ chức, cá nhân đủ điều kiện cung cấp hoạt động công tác xã hội thực hiện nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội của cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng.
4. Đạo đức nghề công tác xã hội là các chuẩn mực đạo đức mà người làm công tác xã hội, người hành nghề công tác xã hội phải tuân thủ trong quá trình thực hiện hoạt động nghề nghiệp,
5. Hành nghề công tác xã hội là những hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp, trực tiếp thực hiện chuyên môn sâu (hoạt động phòng ngừa, can thiệp, trị liệu, chăm sóc, phục hồi hỗ trợ phát triển, tư vấn, tham vấn, hỗ trợ tâm lý cho đối tượng công tác xã hội) của người làm công tác xã hội được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
...
Theo đó có thể hiểu ngành công tác xã hội là ngành hoạt động hỗ trợ cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng giải quyết các vấn đề xã hội.
Học ngành công tác xã hội có thể làm những hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp, trực tiếp thực hiện chuyên môn sâu (hoạt động phòng ngừa, can thiệp, trị liệu, chăm sóc, phục hồi hỗ trợ phát triển, tư vấn, tham vấn, hỗ trợ tâm lý cho đối tượng công tác xã hội).
Người làm ngành công tác xã hội được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội.
Ngành công tác xã hội là gì Ngành công tác xã hội ra làm nghề gì? (Hình từ Internet)
Nhân viên công tác xã hội có nhiệm vụ gì?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định thì nhân viên công tác xã hội có các nhiệm vụ như sau:
- Nhân viên công tác xã hội chịu trách nhiệm thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành theo sự phân công;
- Tham gia vào việc sàng lọc, phân loại và tiếp nhận các đối tượng theo sự phân công;
- Thực hiện công việc đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu của đối tượng theo sự phân công;
- Đề xuất các kế hoạch và trực tiếp trong việc thực hiện kế hoạch trợ giúp cho đối tượng, nhóm đối tượng trong phạm vi cụ thể được giao;
- Tham gia vào việc cung cấp, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành công tác xã hội gồm: tư vấn, tham vấn, trị liệu, phục hồi chức năng, giáo dục, đàm phán, hòa giải, tuyên truyền trong phạm vi được phân công;
- Trực tiếp tham gia theo dõi và rà soát lại hoạt động can thiệp; đề xuất điều chỉnh kế hoạch trợ giúp nếu cần thiết theo sự phân công;
- Tham gia và việc hỗ trợ đối tượng hòa nhập cộng đồng trong phạm vi mà mình được phân công;
- Tham gia hoạt động thu thập dữ liệu, tổng hợp, phân tích và dự báo sự tiến triển của đối tượng;
- Ngoài ra nhân viên công tác xã hội còn chịu trách nhiệm trực tiếp về việc thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội được phân công.
Nhân viên công tác xã hội cần đáp ứng các tiêu chuẩn gì về trình độ đào tạo bồi dưỡng?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 26/2022/TT-BLĐTBXH quy định:
Nhân viên công tác xã hội - Mã số: V.09.04.03
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội. Trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội do cơ sở đào tạo hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có chứng chỉ sơ cấp ngành công tác xã hội;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội.
...
Theo đó nhân viên công tác xã hội cần đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng như sau:
- Phải tốt nghiệp trung cấp trở lên thuộc các chuyên ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học, giáo dục đặc biệt hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội phù hợp với nhiệm vụ công tác xã hội.
Trường hợp có bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác thì nhân viên công tác xã hội phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xã hội do cơ sở đào tạo hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp theo chương trình do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có chứng chỉ sơ cấp ngành công tác xã hội;
- Ngoài ra cần có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành công tác xã hội.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Mùng 1 Tết ta năm 2025 là ngày mấy? Người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày trong dịp Tết Ất tỵ 2025?
- Triển khai thực hiện 7 nội dung cải cách tiền lương cho toàn bộ khu vực công, chế độ tiền thưởng gắn liền với trách nhiệm của ai trong việc đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc tại cơ quan, đơn vị?
- Toàn bộ 05 bảng lương mới của đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước có áp dụng hệ số lương nữa không?
- Bãi bỏ mức lương cơ sở, ban hành mức lương mới cho toàn bộ CBCCVC và LLVT có phải là một trong các yếu tố để thiết kế bảng lương mới không?