Nên chọn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hay nghỉ không hưởng lương?
Phân biệt tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động và nghỉ không hưởng lương?
Tiêu chí | Tạm hoãn thực hiện hợp đồng | Nghỉ không hưởng lương |
Các trường hợp áp dụng | - Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; - Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; - Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc; - Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật Lao động 2019; - Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; - Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; - Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác; - Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận. (Điều 30 Bộ luật Lao động 2019) | - Khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn. - Thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương (khoản 2, khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019) |
Hết thời hạn tạm hoãn/nghỉ việc không hưởng lương | Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác. (Điều 31 Bộ luật Lao động 2019) | Hết thời gian nghỉ không hưởng lương người lao động quay trở lại làm việc Nếu hết thời hạn hợp đồng thì chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động mới. |
Chế độ bảo hiểm xã hội | - Nếu không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó - Ngoại trừ trường hợp người lao động bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét có vi phạm pháp luật hay không: + Người lao động và đơn vị tạm dừng đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn phải đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% của 50% mức lương tháng mà người lao động được nhận + Sau thời gian này, nếu người lao động được xác định là không vi phạm pháp luật thì đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trên tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc và truy đóng BHYT trên số tiền lương được truy lĩnh, không tính lãi đối với số tiền truy đóng + Nếu người lao động được xác định là có tội thì không đóng bù BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN và không truy đóng BHYT cho thời gian bị tạm giam. (Theo hướng dẫn tại khoản 5,7,8 Điều 42 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017) | Nếu không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. (khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014) |
Xử phạt vi phạm | Phạt tiền từ 03 - 07 triệu đồng nếu người sử dụng lao động không nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. (điểm b khoản 2 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP) | Phạt tiền từ 02 - 05 triệu đồng nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ không lương đúng quy định. (điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP) |
Nên chọn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hay nghỉ không hưởng lương? (Hình từ Internet)
Người sử dụng lao động có được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đang nghỉ không lương?
Tại điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
...
Như vậy, thấy rằng nếu chồng bạn đã phải nghỉ việc để điều trị trong thời hạn 12 tháng liên tục thì nếu nghỉ việc tiếp thì người sử dụng lao động hoàn toàn có căn cứ để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với chồng bạn.
Việc đơn phương chấm dứt này thì bên sử dụng lao động chỉ cần đáp ứng nghĩa vụ thông báo cho chồng bạn trước ít nhất 45 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động chấm dứt.
Nên chọn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hay nghỉ không lương?
Trong trường hợp của bạn, nếu muốn chồng nghỉ thêm 01 năm nữa trong trường hợp nghỉ không lương thì rất có thể sẽ bị chấm dứt hợp đồng lao động và không có căn cứ pháp luật để bảo vệ quyền lợi về việc làm cho chồng bạn nữa
Trường hợp này nếu được Giám đốc tạo điều kiện cho phép thì chồng bạn nên thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do tại điểm h khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong trường hợp khác do hai bên thoả thuận.
Ngoài ra, tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định về việc nhận lại người lao động khi tạm hoãn hợp đồng lao động:
Nhận lại người lao động hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải có mặt tại nơi làm việc và người sử dụng lao động phải nhận người lao động trở lại làm công việc theo hợp đồng lao động đã giao kết nếu hợp đồng lao động còn thời hạn, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, nếu chồng bạn thỏa thuận để tạm hoãn hợp đồng lao động và bên người sử dụng lao động đồng ý thì bạn sẽ có căn cứ để được pháp luật bảo vệ quyền lợi của mình. Do đó, nếu áp dụng quy định tạm hoãn hợp đồng lao động sẽ có lợi hơn đối với trường hợp của bạn
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?