Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội theo Kế hoạch 529, cụ thể ra sao?
Kế hoạch 529: Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội, cụ thể ra sao?
Ngày 21/4/2025, BHXH Việt Nam ban hành Kế hoạch 529/KH-BHXH về công tác tuyên truyền, giải đáp tư vấn chính sách pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2025.
Theo đó, về nhiệm vụ và giải pháp đối với công tác tuyên truyền, giải đáp tự vấn chính sách bảo hiểm xã hội căn cứ tại tiểu mục 5 Mục 4 Kế hoạch 529/KH-BHXH năm 2025 có nêu rõ:
IV. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Căn cứ Công văn số 4860/BTC-BHXH ngày 15/4/2025 của Bộ Tài chính về việc đề nghị tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHXH các khu vực, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ động báo cáo, tham mưu cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan thông tấn, báo chí thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT đảm bảo phù hợp với từng nhóm chủ thể.
2. Quán triệt, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong toàn hệ thống BHXH Việt Nam đối với công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu.
3. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 07/CT-TTg , Chỉ thị số 30-CT/TW, Quyết định số 1676/QĐ-TTg tiếp tục chủ động đổi mới nội dung, hình thức, phương thức tuyên truyền chính sách BHXH, BHYT theo hướng đảm bảo thiết thực, linh hoạt, phù hợp, hiện đại, thân thiện.
4. Nhận diện các dạng thức của lãng phí trong công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT hiện nay, khẩn trương có giải pháp phù hợp để triệt để thực hành tiết kiệm, phòng chống lãng phí. Thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 150-CT/BCSĐ: Thường xuyên rà soát, đánh giá tính hiệu quả, sự cần thiết của từng hình thức tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT đang thực hiện; xác định rõ các hình thức hiệu quả, có giá trị lan tỏa cao để tập trung triển khai có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên sử dụng kinh phí, tránh chung chung, dàn trải, đảm bảo tiết kiệm, không lãng phí. Kịp thời dừng hoặc chuyển đổi các hình thức không còn phù hợp, kém hiệu quả.
5. Tăng cường ứng dụng CNTT, trí tuệ nhân tạo, công nghệ số để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT và giảm thiểu lãng phí.
6. Có giải pháp nâng cao năng lực hỗ trợ, giải đáp, tư vấn của các hệ thống tương tác trực tuyến (Tổng đài, Fanpage Facebook, Zalo OA, ứng dụng VssID, email,…) để đảm bảo người tham gia, thụ hưởng dễ dàng tiếp cận và được hỗ trợ, tư vấn kịp thời. Chuẩn hóa hệ thống ngân hàng câu hỏi - đáp chính sách tương tác trên các ứng dụng trực tuyến giúp người tham gia, thụ hưởng chủ động tiếp cận và giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc.
7. Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách đảm bảo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tổ chức bộ máy mới của BHXH Việt Nam; củng cố, mở rộng, nâng cao hiệu quả, trách nhiệm của đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền. Huy động sự vào cuộc tích cực, chủ động của các lực lượng cộng tác viên tuyên truyền ở cơ sở (tổ trưởng tổ dân phố, già làng, trưởng bản,…) trong công tác tuyên truyền chính sách.
8. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, hành chính, phát huy vai trò, trách nhiệm người đứng đầu; phân công, phân nhiệm rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả đi đôi với kiểm tra, giám sát; xử lý nghiêm vi phạm; tâm huyết, trách nhiệm trong việc phục vụ người dân, doanh nghiệp với phương châm hành động “Đoàn kết, kỷ cương, linh hoạt, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiệu quả”; đáp ứng sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp; góp phần tích cực thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT.
9. Thường xuyên, định kỳ chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ, đánh giá, sơ kết, tổng kết công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT. Đưa nội dung tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT vào tiêu chí thi đua hằng năm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan; kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích tốt trong công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT.
Theo đó, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách đảm bảo phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tổ chức bộ máy mới của BHXH Việt Nam; củng cố, mở rộng, nâng cao hiệu quả, trách nhiệm của đội ngũ cộng tác viên tuyên truyền.
Huy động sự vào cuộc tích cực, chủ động của các lực lượng cộng tác viên tuyên truyền ở cơ sở (tổ trưởng tổ dân phố, già làng, trưởng bản,…) trong công tác tuyên truyền chính sách.
Như vậy, việc nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội là 1 trong 9 nhiệm vụ, giải pháp cần được thực hiện tại Kế hoạch 529.
Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội theo Kế hoạch 529, cụ thể ra sao?
Xác định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc như thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Cơ quan bảo hiểm xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xác định và theo dõi đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Điều 2 của Luật này; đôn đốc và hướng dẫn việc lập hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức việc xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
2. Cơ quan bảo hiểm xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan vận động để phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
3. Các cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành về lao động, dân cư, thuế, đăng ký doanh nghiệp có trách nhiệm kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan đến người tham gia và người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
- Cơ quan bảo hiểm xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc xác định và theo dõi đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định; đôn đốc và hướng dẫn việc lập hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội để tổ chức việc xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Các cơ quan chủ quản cơ sở dữ liệu quốc gia và cơ sở dữ liệu chuyên ngành về lao động, dân cư, thuế, đăng ký doanh nghiệp có trách nhiệm kết nối, chia sẻ thông tin, dữ liệu liên quan đến người tham gia và người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ.
Cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền hạn gì trong việc đăng ký tham gia BHXH bắt buộc?
Căn cứ tại Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, thang lương, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
2. Được cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động kết nối, chia sẻ thông tin hoặc cung cấp bản sao giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để rà soát, kiểm tra việc thực hiện đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.
3. Được cơ quan thuế cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động và các thông tin khác có liên quan đến việc tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
4. Từ chối chi trả chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi yêu cầu chi trả không đúng quy định của pháp luật; trường hợp từ chối chi trả phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, việc thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; việc đóng, chi trả bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
6. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế.
7. Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền kiểm tra việc thực hiện đăng ký tham gia BHXH bắt buộc đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.
*Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025





- Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178: Đối tượng được hưởng mức lương hưu 45% là ai, mức lương hưu tối đa 75% là ai?
- Bỏ lương cơ sở, quyết định mở rộng quan hệ tiền lương của CBCCVC và LLVT sau năm 2026 nhằm mục đích gì?
- Tiếp tục nghỉ sau lễ 30 4 và 1 5 2025 đối với người lao động tại các doanh nghiệp trong những trường hợp nào?
- 05 tiêu chuẩn điều kiện để tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gồm những gì?
- Công thức tính quỹ thời giờ làm việc tiêu chuẩn trong năm đối với NLĐ làm công việc sản xuất có tính thời vụ thế nào?