Kế hoạch 529: Công tác giải đáp, tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hướng tới nhóm đối tượng nào?
Kế hoạch 529: Công tác giải đáp, tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hướng tới nhóm đối tượng nào?
Căn cứ theo Mục 2 Kế hoạch 529/KH-BHXH năm 2025 có quy định nhóm đối tượng sau đây:
II. CHỦ THỂ
Công tác tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách BHXH, BHYT hướng tới các nhóm chủ thể sau:
1. Cấp ủy, chính quyền; các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, hội, đoàn thể các cấp.
2. Người sử dụng lao động (NSDLĐ), người lao động (NLĐ) thuộc diện tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH, BHYT bắt buộc theo quy định.
3. Người thuộc diện tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
4. Học sinh, sinh viên (HSSV); phụ huynh học sinh; các cơ sở giáo dục, dạy nghề.
5. Nhóm người yếu thế, bao gồm: Nhóm người có hoàn cảnh khó khăn; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; nhóm người được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng chưa đủ 100% mức đóng BHYT;…
6. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB); các Tổ chức Dịch vụ thu, cộng tác viên tuyên truyền (hội viên, cộng tác viên các hội, đoàn thể) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Theo đó, về công tác giải đáp, tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hướng tới 06 nhóm đối tượng đó là:
- Cấp ủy, chính quyền; các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, hội, đoàn thể các cấp.
- Người sử dụng lao động (NSDLĐ), người lao động (NLĐ) thuộc diện tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định.
- Người thuộc diện tham gia và thụ hưởng chính sách BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình.
- Học sinh, sinh viên (HSSV); phụ huynh học sinh; các cơ sở giáo dục, dạy nghề.
- Nhóm người yếu thế, bao gồm: Nhóm người có hoàn cảnh khó khăn; người thuộc hộ nghèo, cận nghèo; nhóm người được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng chưa đủ 100% mức đóng BHYT;…
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (KCB); các Tổ chức Dịch vụ thu, cộng tác viên tuyên truyền (hội viên, cộng tác viên các hội, đoàn thể) và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Kế hoạch 529: Công tác giải đáp, tư vấn chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế hướng tới nhóm đối tượng nào?
Mục tiêu cụ thể của cải cách chính sách bảo hiểm xã hội như thế nào?
Căn cứ theo tiết 2.2 khoản 2 Mục 2 Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 quy định mục tiêu cụ thể như sau:
- Giai đoạn đến năm 2021:
Phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 28% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 45% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; tỉ lệ giao dịch điện tử đạt 100%; thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; giảm số giờ giao dịch giữa cơ quan bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp đạt mức ASEAN 4; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 80%.
- Giai đoạn đến năm 2025:
Phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; có khoảng 55% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 85%.
- Giai đoạn đến năm 2030:
Phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi; khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp; khoảng 60% số người sau độ tuổi nghỉ hưu được hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội hằng tháng và trợ cấp hưu trí xã hội; chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người tham gia bảo hiểm xã hội đạt mức 90%.
Cơ quan BHXH có quyền hạn gì trong việc đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
Căn cứ tại Điều 17 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định:
Quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Yêu cầu người sử dụng lao động xuất trình sổ quản lý lao động, thang lương, bảng lương và thông tin, tài liệu khác liên quan đến việc đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
2. Được cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan cấp giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy phép hoạt động kết nối, chia sẻ thông tin hoặc cung cấp bản sao giấy phép hoạt động, giấy chứng nhận hoạt động hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh để rà soát, kiểm tra việc thực hiện đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.
3. Được cơ quan thuế cung cấp thông tin về chi phí tiền lương để tính thuế của người sử dụng lao động và các thông tin khác có liên quan đến việc tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
4. Từ chối chi trả chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế khi yêu cầu chi trả không đúng quy định của pháp luật; trường hợp từ chối chi trả phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
5. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, việc thực hiện hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế; việc đóng, chi trả bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
6. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng, sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp, quỹ bảo hiểm y tế.
7. Xử lý vi phạm pháp luật hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội có quyền kiểm tra việc thực hiện đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với doanh nghiệp, tổ chức thành lập mới.





- Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178: Đối tượng được hưởng mức lương hưu 45% là ai, mức lương hưu tối đa 75% là ai?
- Bỏ lương cơ sở, quyết định mở rộng quan hệ tiền lương của CBCCVC và LLVT sau năm 2026 nhằm mục đích gì?
- Tiếp tục nghỉ sau lễ 30 4 và 1 5 2025 đối với người lao động tại các doanh nghiệp trong những trường hợp nào?
- Hướng dẫn Cá nhân tự quyết toán thuế TNCN qua mạng (online) trên Thuedientu đầy đủ, chi tiết nhất?
- 05 tiêu chuẩn điều kiện để tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở gồm những gì?