Năm 2025, doanh nghiệp có bắt buộc phải áp dụng giờ làm việc 40 giờ một tuần đối với người lao động không?
Năm 2025, doanh nghiệp có bắt buộc phải áp dụng giờ làm việc 40 giờ một tuần đối với người lao động?
Căn cứ Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc như sau:
Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Theo đó, thời giờ làm việc của người lao động được quy định như sau:
- Thời gian làm việc bình thường:
+ Không vượt quá 8 giờ/ngày.
+ Không vượt quá 48 giờ/tuần.
- Quyền sắp xếp thời gian làm việc của người sử dụng lao động:
+ Có thể lựa chọn tính theo ngày hoặc theo tuần, nhưng phải thông báo rõ cho người lao động biết.
+ Nếu tính theo tuần, thì được phép làm việc tối đa 10 giờ/ngày, nhưng tổng cộng vẫn không được vượt quá 48 giờ/tuần.
+ Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng thời gian làm việc ngắn hơn, khoảng 40 giờ/tuần để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả lao động.
Như vậy, doanh nghiệp không bắt buộc phải áp dụng giờ làm việc 40 giờ một tuần đối với người lao động, mà đây chỉ là chính sách khuyến khích của Nhà nước nên doanh nghiệp có thể chủ động áp dụng theo hoặc không, nhưng phải đảm bảo thời giờ làm việc bình thường đúng như quy định.
Doanh nghiệp có bắt buộc phải áp dụng giờ làm việc 40 giờ một tuần đối với người lao động?
Thời giờ nào được tính vào thời giờ làm việc để hưởng lương?
Căn cứ theo Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, những thời giờ sau đây người lao động dù không làm việc nhưng vẫn được tính vào thời giờ làm việc để hưởng lương bao gồm:
- Nghỉ giữa giờ do làm việc theo ca liên tục.
- Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.
- Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.
- Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh.
- Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.
- Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.
- Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo như quy định.
- Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định.
- Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.
- Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Thời gian nghỉ hằng tuần của người lao động có bắt buộc phải vào Chủ nhật không?
Tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo quy định trên, thời gian nghỉ hằng tuần của người lao động không bắt buộc phải vào ngày Chủ nhật. Cụ thể như sau:
- Người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục mỗi tuần. Trong trường hợp đặc biệt (như công việc theo chu kỳ không thể nghỉ đều đặn hàng tuần), người sử dụng lao động phải đảm bảo trung bình ít nhất 4 ngày nghỉ mỗi tháng.
- Việc sắp xếp ngày nghỉ có thể là ngày Chủ nhật hoặc bất kỳ ngày nào khác trong tuần, tùy theo tình hình sản xuất, kinh doanh của đơn vị. Tuy nhiên, ngày nghỉ này phải được ghi rõ trong nội quy lao động của doanh nghiệp.
- Ngoài ra, nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết, thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày làm việc kế tiếp, để đảm bảo đủ quyền lợi nghỉ ngơi theo quy định.
Tóm lại, người sử dụng lao động có thể chọn Chủ nhật hoặc ngày khác làm ngày nghỉ hằng tuần, không bắt buộc phải là Chủ nhật, miễn sao tuân thủ đúng quy định và đảm bảo quyền lợi nghỉ ngơi của người lao động.







- Lao động hợp đồng được nhận tiền Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 không? Nếu được thì cần điều kiện gì?
- Cách tính tiền trợ cấp Nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178, cụ thể được nhận bao nhiêu tiền?
- Từ 1/7/2025 quy định thời điểm bãi bỏ lương cơ sở của CBCCVC và LLVT thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở có đúng không?
- Bố trí, giải quyết chế độ, chính sách với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thực hiện theo quy định của ai tại Nghị định 33?
- Quyết định bãi bỏ lương cơ sở, thay thế bằng mức lương cơ bản được Bộ Chính Trị đề xuất thời gian thực hiện sau 2026 có đúng không?