Năm 2025 Bệnh Gút phải chữa trị dài ngày có được hưởng BHXH hay không?
Bệnh Gút phải chữa trị dài ngày có được hưởng BHXH hay không?
- Căn cứ vào Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày ban hành kèm Thông tư 46/2016/TT-BYT thì Bệnh Gút sẽ nằm trong chế độ được hưởng BHXH trong trường hợp phải chữa trị dài ngày.
Trước 01/7/2025:
Căn cứ khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động nghỉ việc do mắc bệnh chữa trị dài ngày thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
(i) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
(ii) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại khoản, mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Sau 01/7/2025:
Quy định Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2025) thì thời gian nghỉ ốm đau không còn phân biệt theo loại bệnh, mà căn cứ vào thời gian tham gia BHXH và tính chất công việc. Cụ thể như sau:
- Trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường:
+ Đóng BHXH dưới 15 năm: được nghỉ tối đa 30 ngày/năm.
+ Đóng từ 15 năm đến dưới 30 năm: nghỉ tối đa 40 ngày/năm.
+ Đóng từ 30 năm trở lên: nghỉ tối đa 60 ngày/năm.
- Trường hợp làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn:
Áp dụng đối với người lao động làm các nghề được xếp vào nhóm nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nguy hiểm, theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Ngoài ra, người làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cũng được áp dụng mức ưu đãi này:
+ Đóng BHXH dưới 15 năm: được nghỉ tối đa 40 ngày/năm.
+ Đóng từ 15 năm đến dưới 30 năm: nghỉ tối đa 50 ngày/năm.
+ Đóng từ 30 năm trở lên: nghỉ tối đa 70 ngày/năm.
- Tiếp tục điều trị sau thời gian nghỉ tối đa:
-Trường hợp người lao động vẫn đang điều trị bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày sau khi đã nghỉ đủ thời gian theo quy định trên, thì vẫn được hưởng chế độ ốm đau với mức hưởng thấp hơn.
- Lưu ý:Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc thực tế, không bao gồm các ngày nghỉ cuối tuần, lễ, Tết.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.
Tra cứu danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày tại đây.
Năm 2025 Bệnh Gút phải chữa trị dài ngày có được hưởng BHXH hay không? (Hình từ Internet)
Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động mắc bệnh Gút thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ 01/7/2025 quy định ra sao?
Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2025), người lao động mắc bệnh Gút thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày sẽ được hưởng chế độ ốm đau với mức hưởng bằng 75% mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
- Trường hợp điều trị kéo dài vượt quá thời hạn nghỉ tối đa:
Nếu người lao động vẫn tiếp tục điều trị sau khi đã nghỉ đủ thời gian theo quy định, thì mức hưởng chế độ ốm đau sẽ được điều chỉnh giảm, cụ thể như sau:
+ 65% mức tiền lương đóng BHXH: nếu đã có từ 30 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên.
+ 55% mức tiền lương đóng BHXH: nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm.
+ 50% mức tiền lương đóng BHXH: nếu đã đóng dưới 15 năm.
- Lưu ý: Đây là quy định áp dụng riêng cho người lao động mắc bệnh dài ngày, trong đó có bệnh Gút, và chỉ có hiệu lực từ ngày 01/7/2025 trở đi.
Căn cứ tính mức hưởng trợ cấp khi bị bệnh Gút phải chữa trị dài ngày theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024?
Theo khoản 1 Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội 2024( có hiệu lực từ ngày 01/07/2025), mức trợ cấp ốm đau dành cho người lao động mắc bệnh cần điều trị dài ngày (bao gồm bệnh Gút) sẽ được tính theo tháng, dựa trên các cơ sở sau:
- Trường hợp 1:
Nếu người lao động nghỉ việc để điều trị sau một thời gian đã tham gia BHXH, thì mức hưởng được căn cứ vào tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước tháng bắt đầu nghỉ.
- Trường hợp 2:
Trường hợp người lao động bắt đầu nghỉ ốm ngay trong tháng đầu tiên tham gia BHXH hoặc tháng mới quay trở lại tham gia sau khi ngừng, thì mức hưởng sẽ được tính dựa trên mức lương đóng BHXH của chính tháng đó.
- Tóm lại: Mức hưởng chế độ ốm đau khi điều trị bệnh Gút dài ngày được tính từ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, cụ thể là:
Tháng liền trước khi nghỉ, hoặc
Tháng đầu tham gia/ tham gia lại BHXH, tùy vào thời điểm người lao động bắt đầu nghỉ ốm.




- Thiết kế cơ cấu tiền lương mới cho CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở bổ sung khoản tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ lương của năm có bao gồm phụ cấp không?
- Tăng lương hưu lên hơn 15% cho CBCCVC và LLVT, sau đó tiếp tục tăng lương hưu trong năm 2025 được đề xuất thực hiện trong trường hợp gì?
- Toàn bộ mức lương mới thay thế khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng không theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?
- UBTV Quốc Hội chốt hoàn thành đề án sáp nhập tỉnh thì phải trình hồ sơ xem xét, thông qua trước ngày bao nhiêu? Mức lương cơ sở có bị ảnh hưởng sau khi sáp nhập tỉnh thành không?
- Nghị quyết 159: Chính Phủ quyết định tiếp tục tăng lương hưu, tăng tiền lương cho CBCCVC và LLVT trong năm 2025 trong trường hợp tình hình kinh tế xã hội như thế nào?