Danh mục bệnh dài ngày hưởng BHXH mới nhất 2025, cụ thể ra sao?
Danh mục bệnh dài ngày hưởng BHXH mới nhất 2025, cụ thể ra sao?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 46/2016/TT-BYT quy đinh về danh mục bệnh dài ngày như sau:
Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày
Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày là cơ sở để thực hiện chế độ, quyền lợi cho người lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.
Năm 2025, danh mục bệnh dài ngày hưởng BHXH được ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT gồm có 332 căn bệnh được chia thành 17 chuyên khoa khác nhau.
TT | Danh mục bệnh theo các chuyên khoa | Mã bệnh theo ICD 10 |
I | Bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng | |
1. | Nhiễm Amip dai dẳng (ở ruột và gan) | A06 |
2. | Tiêu chảy kéo dài | A09 |
3. | Bệnh lao các loại trong giai đoạn điều trị và di chứng | A15 đến A19 |
4. | Bệnh do trực khuẩn lao không điển hình NTM (Trực khuẩn có ở khắp mọi nơi kể cả da, hạch, phổi) | A15.3 |
5. | Bệnh Withmore | A24.4 |
6. | Bệnh nhiễm Brucella | A23 |
7. | Uốn ván nặng và di chứng | A35 |
8. | Bệnh phong (bệnh Hansen) và di chứng | A30, B92 |
9. | Di chứng do lao xương và khớp | B90.2 |
...
Xem toàn bộ danh mục bệnh dài ngày hưởng BHXH tại đây
Như vậy, danh mục bệnh dài ngày hưởng BHXH được ban hành kèm theo Thông tư 46/2016/TT-BYT được hưởng BHXH.
Danh mục bệnh dài ngày hưởng BHXH mới nhất 2025, cụ thể ra sao?(Hình từ Internet)
Thời gian của người mắc bệnh dài ngày cần chữa trị được quy định như thế nào?
Trước ngày 1/7/2025:
Căn cứ Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Thời gian hưởng chế độ ốm đau
...
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành được hưởng chế độ ốm đau tối đa 180 ngày, tính cả ngày lễ, Tết, và ngày nghỉ cuối tuần.
Nếu sau 180 ngày vẫn phải tiếp tục điều trị thì người lao động được hưởng chế độ ốm đau với mức hưởng thấp hơn, thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng BHXH bắt buộc.
Nội dung này được quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, và được hướng dẫn cụ thể tại khoản 3 Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH.
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị A, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 3 tháng, mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày. Thời gian hưởng chế độ ốm đau tối đa của bà A như sau:
++ Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
++ Trường hợp sau khi hưởng hết thời hạn 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng 03 tháng.
Như vậy, thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tối đa của bà A là 180 ngày và 03 tháng.
Sau ngày 01/07/2025:
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thì thời gian của người mắc bệnh dài ngày cần chữa trị được quy định như sau:
-Căn cứ vào Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định gồm:
Thời gian nghỉ ốm đau không còn phân biệt theo loại bệnh, mà căn cứ vào thời gian tham gia BHXH và tính chất công việc. Cụ thể như sau:
- Trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường:
+ Đóng BHXH dưới 15 năm: được nghỉ tối đa 30 ngày/năm.
+ Đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: nghỉ tối đa 40 ngày/năm.
+ Đóng từ đủ 30 năm trở lên: nghỉ tối đa 60 ngày/năm.
- Trường hợp làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở vùng đặc biệt khó khăn:
Áp dụng đối với người lao động làm các nghề được xếp vào nhóm nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nguy hiểm, theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Ngoài ra, người làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cũng được áp dụng mức ưu đãi này:
+ Đóng BHXH dưới 15 năm: được nghỉ tối đa 40 ngày/năm.
+ Đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm: nghỉ tối đa 50 ngày/năm.
+ Đóng từ 30 năm trở lên: nghỉ tối đa 70 ngày/năm.
- Tiếp tục điều trị sau thời gian nghỉ tối đa:
Trường hợp người lao động vẫn đang điều trị bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày sau khi đã nghỉ đủ thời gian theo quy định trên, thì vẫn được hưởng chế độ ốm đau với mức hưởng thấp hơn.
- Lưu ý:
Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc thực tế, không bao gồm các ngày nghỉ cuối tuần, lễ, Tết.
Sau khi chữa trị bệnh dài ngày thì thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe là bao lâu?
Trước ngày 1/7/2025:
Căn cứ khoản 2 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
...
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Theo đó, số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định.
Trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định nhưng tối đa 10 ngày.
Bắt đầu từ ngày 01/07/2025:
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực thì pháp luật quy định cũng tối đa 10 ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe đối với người lao đọng chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.




- Danh sách bí thư 34 tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất tỉnh thành 2025 đầy đủ được Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị, xây dựng xin ý kiến những ai? Tiêu chuẩn của Bí thư tỉnh ủy được quy định như thế nào?
- Thiết kế cơ cấu tiền lương mới cho CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở bổ sung khoản tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ lương của năm có bao gồm phụ cấp không?
- Thủ tướng Chính phủ thống nhất lịch nghỉ lễ Quốc khánh 2 9 2025 đối với người lao động trên cả nước được nghỉ tổng cộng bao nhiêu ngày?
- Tăng lương hưu lên hơn 15% cho CBCCVC và LLVT, sau đó tiếp tục tăng lương hưu trong năm 2025 được đề xuất thực hiện trong trường hợp gì?
- Toàn bộ mức lương mới thay thế khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng không theo đề xuất của Ban Kinh tế Trung ương?