Năm 2023 đối tượng nào được hưởng chế độ phụ cấp chống dịch Covid 19?
Đối tượng nào được hưởng chế độ phụ cấp chống dịch Covid 19
(1) Chế độ phụ cấp chống dịch mức 300.000 đồng/người/ngày
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2021, chế độ phụ cấp chống dịch mức 300.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với:
- Người đi giám sát, điều tra, xác minh dịch.
- Người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị người mắc Covid 19, nghi mắc Covid 19 tại khu vực cách ly của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Người làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tách mẫu, người trực tiếp làm xét nghiệm SASR-CoV-2 tại cơ sở y tế.
- Người làm công việc vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh tại khu điều trị người mắc Covid 19.
(2) Chế độ phụ cấp chống dịch mức 200.000 đồng/người/ngày
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2021, chế độ phụ cấp chống dịch mức 200.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với:
- Người vận chuyển người bệnh, bệnh phẩm; bảo quản tử thi người bệnh; người giặt đồ vải, quần áo bác sĩ, bệnh nhân; thu gom vỏ chai, lọ, hộp hóa chất; bảo vệ khu điều trị cách ly; vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh trong khu cách ly tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế tại cơ sở cách ly y tế tại nhà và cơ sở cách ly y tế theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước.
- Người làm công việc súc rửa dụng cụ, pha chế môi trường tại cơ sở y tế để phục vụ cho phòng xét nghiệm SASR-CoV-2.
(3) Chế độ phụ cấp chống dịch mức 150.000 đồng/người/ngày
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2021, chế độ phụ cấp chống dịch mức 150.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với:
- Người làm nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú).
- Người làm nhiệm vụ cưỡng chế cách ly y tế, truy tìm đối tượng phải áp dụng biện pháp cách ly y tế nhưng không chấp hành biện pháp cách ly y tế.
- Người phiên dịch, đội cấp cứu 115, kíp vận chuyển người bị cách ly; lái xe đưa cán bộ đi kiểm tra, giám sát phòng, chống dịch.
- Người làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh tại tổ, chốt, đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới; làm thủ tục cho người nhập cảnh tại các cửa khẩu, cảng biển.
- Người làm nhiệm vụ khoanh vùng, phong tỏa, tuần tra, kiểm soát và đảm bảo an ninh trật tự tại khu vực cách ly y tế tập trung, chốt kiểm soát dịch bệnh tại các địa bàn dân cư có người nhiễm Covid 19.
- Người làm nhiệm vụ phun khử trùng, diệt khuẩn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (không bao gồm người làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh tại tổ, chốt, đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới; làm thủ tục cho người nhập cảnh tại các cửa khẩu, cảng biển), cơ sở cách ly y tế tập trung, khu vực dân cư bị khoanh vùng, phong tỏa theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Người làm nhiệm vụ phân luồng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận, điều trị người mắc Covid 19.
(4) Chế độ thường trực chống dịch mức 130.000 đồng/người/ngày
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2021, chế độ phụ cấp chống dịch mức 130.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với các đối tượng được phân công nhiệm vụ thường trực chống dịch 24/24 giờ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 (không bao gồm các đối tượng trong ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid 19 các cấp).
(5) Chế độ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày.
Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2021, chế độ tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với người làm nhiệm vụ tại cơ sở cách ly y tế tập trung (không áp dụng đối với hình thức cách ly tại nhà, nơi lưu trú), phân luồng, làm thủ tục cho người nhập cảnh; người bảo vệ khu vực cách ly y tế tại các địa bàn dân cư theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước; người làm nhiệm vụ kiểm soát dịch bệnh tại các tổ, chốt đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới; cán bộ y tế thường trực 24/24 giờ tại cơ sở điều trị cách ly y tế để chăm sóc, điều trị người mắc, nghi mắc Covid 19.
Đối tượng nào được hưởng chế độ phụ cấp chống dịch Covid 19? (Hình từ Internet)
Phóng viên, nhà báo, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch trong thời gian có dịch Covid 19 được nhận mức bồi dưỡng bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2021, chế độ bồi dưỡng đối với phóng viên, nhà báo, cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia chống dịch trong thời gian có dịch Covid 19 được quy định như sau:
- Mức 130.000 đồng/người/ngày đối với phóng viên, nhà báo trực tiếp đến cơ sở khám, chữa bệnh điều trị Covid 19; khu vực dân cư có người nhiễm Covid 19 bị phong tỏa; đường mòn, lối mở trên toàn tuyến biên giới để lấy tin về công tác phòng, chống dịch, số lượng phóng viên, báo được hưởng chế độ bồi dưỡng do Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid 19 các cấp quyết định phù hợp với từng thời kỳ.
- Mức 130.000 đồng/người/ngày đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp hoặc phối hợp tham gia các hoạt động chống dịch.
- Mức 80.000 đồng/người/ngày đối với cộng tác viên, tình nguyện viên trực tiếp tuyên truyền, vận động nhân dân, phát tờ rơi hoặc tham gia diễn tập.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid 19 các cấp được nhận mức phụ cấp như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 2 Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2021, chế độ đối với Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid 19 các cấp được quy định như sau
- Thành viên Ban chỉ đạo các cấp, các Tiểu ban, Tổ giúp việc Ban chỉ đạo khi tham gia phòng, chống dịch theo các nhóm quy định tại Điều 2 Nghị quyết 16/NQ-CP năm 2021 thì được hưởng mức phụ cấp chống dịch tương ứng theo nhóm đó.
- Các thành viên quy định nêu trên trong những ngày thực hiện nhiệm vụ thường trực, chỉ đạo chống dịch theo quyết định phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo chống dịch các cấp được bồi dưỡng mức 100.000 đồng/người/ngày nhưng tối đa không quá 1.500.000 đồng/người/tháng.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?