Muốn trở thành người pha chế đồ uống cần học ngành nào thuộc hệ cao đẳng?

Em muốn trở thành người pha chế đồ uống, nếu em muốn học trường cao đẳng thì có ngành nghề nào đào tạo ngành này không ạ? Câu hỏi của bạn Hường (Hà Nội).

Muốn trở thành người pha chế đồ uống cần học ngành nào thuộc hệ cao đẳng?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 10 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng như sau ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

NGÀNH, NGHỀ: KỸ THUẬT PHA CHẾ ĐỒ UỐNG
...
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Pha chế đồ uống;
- Phục vụ đồ uống;
- Pha chế và phục vụ đồ uống tại quầy;
- Phục vụ bia và các loại rượu;
- Giám sát quầy Bar;
- Giám sát quán đồ uống;
- Điều hành quầy Bar;
- Điều hành quán đồ uống.

Theo quy định trên, muốn trở thành người pha chế đồ uống có thể học ngành kỹ thuật pha chế đồ uống. Với ngành học ngày, sau khi tốt nghiệp người học đáp ứng đủ các yêu cầu và tiêu chuẩn của ngành có thể đảm nhiệm thêm các vị trí việc làm khác như:

- Phục vụ đồ uống;

- Pha chế và phục vụ đồ uống tại quầy;

- Phục vụ bia và các loại rượu;

- Giám sát quầy Bar;

- Giám sát quán đồ uống;

- Điều hành quầy Bar;

- Điều hành quán đồ uống.

Muốn trở thành người pha chế đồ uống cần học ngành nào thuộc hệ cao đẳng?

Trở thành người pha chế đồ uống (Hình từ Internet)

Những kiến thức có được sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật pha chế đồ uống hệ cao đẳng?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Chương 10 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng như sau ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

2. Kiến thức
- Mô tả được các loại hình quầy Bar và phân biệt được sự khác nhau của từng loại;
- Phân loại và mô tả được các loại đồ uống không cồn: Đặc điểm, tính chất và nguyên tắc pha chế và phục vụ;
- Phân loại và mô tả được các loại đồ uống có cồn: Đặc điểm, tính chất, nguyên liệu, phương pháp sản xuất và nguyên tắc pha chế và phục vụ;
- Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng đồ uống và cách thức đánh giá chất lượng. Đề xuất được các biện pháp nâng cao chất lượng;
- Trình bày được các nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và an toàn lao động;
- Trình bày được các kiến thức bổ trợ nghề nghiệp như: du lịch nhà hàng - khách sạn, văn hóa ẩm thực, sinh lý dinh dưỡng, thương phẩm và an toàn thực phẩm;
- Phân tích được quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát, kiểm tra và đánh giá kết quả công việc tại bộ phận pha chế đồ uống;
- Nhận biết được các tình huống phát sinh và phân tích được nguyên nhân, mức độ của tình huống phát sinh trong pha chế và phục vụ đồ uống. Vận dụng được những kiến thức chuyên môn đã học giải thích và xử lý hiệu quả các tình huống phát sinh;
- Trình bày được nguyên lý, quá trình quản trị nói chung, quản trị nhân lực, tài sản, tài chính, quản trị marketing trong kinh doanh ăn uống;
- Phân tích được các yêu cầu của các quy trình nghiệp vụ cơ bản: Chuẩn bị pha chế; vệ sinh khu vực pha chế; quy trình pha chế các loại thức uống có trong thực đơn;
- Liệt kê được các loại trang thiết bị, dụng cụ chủ yếu ở bộ phận pha chế và phục vụ thức uống;
- Giải thích được nguyên tắc xây dựng thực đơn và phát triển các loại thức uống mới;
- Trình bày được tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ ăn uống và cách thức đánh giá chất lượng. Đề xuất được các biện pháp nâng cao chất lượng;
- Trình bày được các kiến thức và kỹ năng trong việc: quản lý hoạt động kinh doanh các sản phẩm ăn uống, duy trì chất lượng sản phẩm ăn uống, quản trị cơ sở vật chất, nguồn nhân lực;
- Phân tích được tầm quan trọng của vệ sinh, an toàn thực phẩm và an toàn lao động trong quá trình pha chế thức uống;
- Nắm vững nguyên tắc xử lý các tình huống khi có sự cố hoả hoạn và sơ cấp cứu ban đầu;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Như vậy, sau khi học ngành kỹ thuật pha chế đồ uống hệ cao đẳng, người học cần nắm được các kiến thức liên quan đến ngành này theo quy định pháp luật. Nhằm đảm bảo đáp ứng được các kỹ thuật, chất lượng đồ uống, đảm bảo an toàn khi tạo ra các sản phẩm có liên quan đến sức khoẻ con người.

Những kỹ năng nào có được sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật pha chế đồ uống?

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 10 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng như sau ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

3. Kỹ năng
- Sắp xếp được các trang thiết bị, dụng cụ quầy bar một cách hợp lý, gọn gàng, thuận tiện và an toàn cho công việc;
- Sử dụng đúng, an toàn các loại trang thiết bị, dụng cụ quầy bar;
- Sắp xếp, trưng bày được đồ uống và các nguyên vật liệu pha chế;
- Pha chế và phục vụ các loại đồ uống không cồn theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật;
- Phân loại, nhận biết được các loại rượu thông qua màu sắc và mùi vị;
- Pha chế và phục vụ các loại đồ uống có cồn theo đúng định lượng, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật và mỹ thuật;
- Thực hiện quy trình pha chế và phục vụ đồ uống cho khách theo đúng tiêu chuẩn, đảm bảo an toàn;
- Thực hiện được quy trình làm vệ sinh, bảo dưỡng các loại trang thiết bị, dụng cụ theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật;
- Sử dụng các loại nguyên liệu pha chế một cách hợp lý và tiết kiệm;
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn, an ninh và bảo vệ môi trường đáp ứng nhu cầu;
- Thực hiện đúng các nguyên tắc về an toàn lao động, xử lý, phòng cháy, chữa cháy, trong quá trình pha chế và phục vụ đồ uống;
- Có khả năng độc lập thực hiện các công việc trong phạm vi công việc được đào tạo và phạm vi trách nhiệm được quy định;
- Giải quyết được các tình huống phát sinh trong quá trình pha chế và phục vụ khách;
- Điều hành, giám sát được các tiêu chuẩn và quy trình pha chế, phục vụ;
- Điều hành nhân sự bộ phận Pha chế đồ uống;
- Điều hành, giám sát được vật tư hàng hóa của bộ phận Pha chế đồ uống;
- Điều hành được các tiêu chuẩn chất lượng của bộ phận Pha chế đồ uống;
- Quản lý, giám sát thời gian làm việc hiệu quả của nhân viên;
- Kiểm tra, giám sát chuyên môn và hướng dẫn kỹ thuật đối với nhân viên trực tiếp, gián tiếp trong phạm vi giới hạn chuyên môn được đào tạo;
- Tổ chức điều hành và duy trì sản xuất, kinh doanh tại quầy Bar, quán đồ uống;
- Xây dựng được các danh mục đồ uống phù hợp với các đối tượng khách cụ thể;
- Phối hợp tốt với các bộ phận khác trong quá trình phục vụ khách ăn uống;
- Tham gia xây dựng được một số kế hoạch của các bộ phận hoặc kế hoạch chung trong bộ phận nhà hàng như: kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch mua sắm trang thiết bị, dụng cụ, kế hoạch tổ chức phục vụ tiệc, sự kiện;
- Dự thảo được các loại báo cáo, soạn thảo được văn bản thông dụng, soạn thảo được một số loại hợp đồng như hợp đồng phục vụ ăn uống cho khách hàng;
- Đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của bộ phận pha chế và phục vụ đồ uống từ đó có thể đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao kết quả hiệu quả kinh doanh;
- Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề;

Việc có những kỹ năng này giúp người pha chế đồ uống có thể sản xuất các sản phẩm đồ uống chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu của khách hàng, đồng thời đảm bảo an toàn và vệ sinh thực phẩm trong quá trình phục vụ.

Ngoài ra, các quy định về kỹ năng cần có của ngành kỹ thuật pha chế đồ uống còn giúp tạo ra một chuẩn mực chung về chất lượng cho ngành này, giúp đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành trong tương lai.

Pha chế đồ uống
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Muốn trở thành người pha chế đồ uống cần học ngành nào thuộc hệ cao đẳng?
Đi đến trang Tìm kiếm - Pha chế đồ uống
443 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Pha chế đồ uống

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Pha chế đồ uống

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào