Mức trợ cấp tuất một lần được xác định bằng công thức nào?
Từ 1/7/2025 tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ tử tuất không?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng;
b) Hỗ trợ chi phí mai táng;
c) Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Hưu trí;
d) Tử tuất;
đ) Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
4. Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
5. Bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Theo đó, từ 1/7/2025 người tham gia BHXH bắt buộc được hưởng chế độ tử tuất.
Mức trợ cấp tuất một lần được xác định bằng công thức nào? (Hình từ Internet)
Mức trợ cấp tuất một lần được xác định bằng công thức nào?
Căn cứ theo Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Mức trợ cấp tuất một lần
1. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này bằng mức trợ cấp tuất cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội nhân với số năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng không thấp hơn 03 tháng mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội. Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính trợ cấp tuất một lần thực hiện theo quy định tại Điều 72 của Luật này tính đến thời điểm dừng đóng. Mức trợ cấp tuất cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
a) Bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014.
Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có cả trước và sau năm 2014 mà thời gian đóng trước năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi;
b) Bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2014 trở đi.
2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu hoặc đang tạm dừng hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu và được quy định như sau:
a) Trường hợp chết trong 02 tháng đầu thì mức trợ cấp tuất một lần bằng 48 tháng lương hưu của tháng đang hưởng;
b) Trường hợp chết từ tháng thứ ba trở đi thì cứ mỗi tháng mức trợ cấp tuất một lần giảm 0,5 tháng lương hưu so với mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này nhưng không thấp hơn 03 tháng lương hưu của tháng đang hưởng.
3. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần trước khi chết bằng 03 tháng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng của tháng đang hưởng.
4. Mức tham chiếu dùng để tính trợ cấp tuất một lần là mức tham chiếu tại tháng mà đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này chết.
5. Chính phủ quy định việc giải quyết chế độ tử tuất đối với trường hợp người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng chưa nghỉ việc hoặc còn bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đồng thời là người đang hưởng lương hưu.
Theo đó, mức trợ cấp tuất một lần cho thân nhân được xác định bằng công thức sau:
(1) Đối với người đang tham gia BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, thân nhân được hưởng:
Mức trợ cấp tuất một lần = Mức trợ cấp tuất cho mỗi năm đóng BHXH x Số năm đóng BHXH.
(không thấp hơn 03 tháng mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH)
Trong đó, mức trợ cấp tuất cho mỗi năm đóng BHXH:
- Bằng 1,5 tháng mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho những năm đóng BHXH trước năm 2014.
Trường hợp thời gian đóng BHXH có cả trước và sau năm 2014 mà thời gian đóng trước năm 2014 có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ năm 2014 trở đi;
- Bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho các năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi.
(2) Người đang hưởng lương hưu hoặc đang tạm dừng hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, thân nhân được hưởng:
+ Trường hợp chết trong 02 tháng đầu:
Mức trợ cấp tuất một lần = 48 x Lương hưu của tháng đang hưởng.
+ Trường hợp chết từ tháng thứ ba trở đi thì cứ mỗi tháng mức trợ cấp tuất một lần giảm 0,5 tháng lương hưu nhưng không thấp hơn 03 tháng lương hưu của tháng đang hưởng.
(3) Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần trước khi chết, thân nhân được hưởng:
Mức trợ cấp tuất một lần = 3 x Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng của tháng đang hưởng.
Có bắt buộc nhận tiền trợ cấp tuất một lần tại cơ quan bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 không bắt buộc nhận tiền trợ cấp tuất một lần tại cơ quan bảo hiểm xã hội. Người đủ điều kiện hưởng trợ cấp tuất một lần có thể nhận thông qua các hình thức khác như:
- Thông qua tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
- Trực tiếp từ tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền.
- Thông qua người sử dụng lao động.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
- 2 phương án tăng mức lương trong năm 2025 cho toàn bộ đối tượng cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang mức độ khả thi thế nào?
- Sau đợt tăng lương hưu 15%, mức tăng lương hưu mới trong đợt tăng tiếp theo đã có chưa?
- Bắt đầu điều chỉnh mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng của các đối tượng hưởng lương, phụ cấp trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng, Nhà nước nếu thỏa mãn điều kiện gì?
- Tiếp tục tăng lương hưu vào 2025 cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT khi đáp ứng điều kiện gì?
- Chỉ áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu để tính lương đến khi đề xuất 05 bảng lương mới lên Trung ương được thông qua đúng không?