Mức trợ cấp một lần cho thanh niên xung phong theo Quyết định 40 là bao nhiêu?
Mức trợ cấp một lần cho thanh niên xung phong theo Quyết định 40 là bao nhiêu?
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC quy định về chế độ trợ cấp một lần cho thanh niên xung phong theo Quyết định 40 như sau:
- Chế độ trợ cấp một lần được tính theo số năm thực tế trực tiếp tham gia kháng chiến theo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC, cụ thể:
+ Từ đủ 2 năm trở xuống, mức hưởng trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng;
+ Trên 2 năm, thì từ năm thứ 3 trở đi cứ mỗi năm được cộng thêm 800.000 đồng.
Khi tính thời gian thực hiện chế độ trợ cấp một lần, nếu có tháng lẻ thì đủ 6 tháng trở lên được tính tròn một năm, dưới 6 tháng được tính nửa (1/2) năm.
Công thức tính:
Mức hưởng = 2.500.000 đồng + [(số năm tính hưởng - 2 năm) x 800.000 đồng/năm]
Ví dụ 1: Bà Nguyễn Thị A tham gia lực lượng thanh niên xung phong tháng 10/1960, hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương tháng 9/1963. Cách tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với bà Nguyễn Thị A như sau:
Thời gian từ tháng 10/1960 đến 9/1963 là 03 năm; chế độ được hưởng là:
2.500.000 đồng + [(3 năm - 2 năm) x 800.000 đồng/năm] = 3.300.000 đồng
Ví dụ 2: Ông Trần Văn B tham gia lực lượng thanh niên xung phong tháng 5/1965, hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương tháng 8/1968. Cách tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với ông Trần Văn D như sau:
Thời gian từ tháng 5/1965 đến tháng 8/1968 là 03 năm 04 tháng, được tính là 3,5 năm; chế độ được hưởng là:
2.500.000 đồng + [(3,5 năm – 2 năm) x 800.000 đồng/năm] = 3.700.000 đồng
Ví dụ 3: Bà Nguyễn Thị C tham gia lực lượng thanh niên xung phong tháng 5/1955, hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương tháng 11/1958. Cách tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với bà Nguyễn Thị C như sau:
Thời gian từ tháng 5/1955 đến tháng 11/1958 là 03 năm 07 tháng, được tính tròn là 04 năm; chế độ được hưởng là:
2.500.000 đồng + [(4 năm - 2 năm) x 800.000 đồng/năm] = 4.100.000 đồng
Ví dụ 4: Ông Trần Văn D tham gia lực lượng thanh niên xung phong tháng 10/1955, đến tháng 9/1957 hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương; đến tháng 3/1960 ông D tiếp tục tham gia thanh niên xung phong và đến tháng 02/1962 hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương. Cách tính hưởng chế độ trợ cấp một lần đối với ông Nguyễn Văn D như sau:
Thời gian từ tháng 10/1955 đến tháng 9/1957 là 02 năm; thời gian từ tháng 3/1960 đến tháng 2/1962 là 02 năm. Tổng thời gian tham gia lực lượng thanh niên xung phong hai đợt của ông D là 04 năm; chế độ được hưởng là:
2.500.000 đồng + [(4 năm – 2 năm) x 800.000 đồng/năm] = 4.100.000 đồng
- Trường hợp giấy tờ trong hồ sơ đề nghị xét hưởng chế độ trợ cấp đối với thanh niên xung phong theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 4 Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC không thể hiện được cụ thể thời gian tập trung tham gia kháng chiến thì chỉ thực hiện mức trợ cấp một lần bằng 2.500.000 đồng.
- Trường hợp thanh niên xung phong đã từ trần trước ngày Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC có hiệu lực mà chưa được hưởng chế độ trợ cấp theo Quyết định 104/1999/QĐ-TTg hoặc Quyết định 40/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ thì một trong những người sau đây được hưởng chế độ trợ cấp một lần bằng 3.600.000 đồng: vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp của người từ trần.
Mức trợ cấp một lần cho thanh niên xung phong theo Quyết định 40 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xét hưởng trợ cấp một lần cho thanh niên xung phong theo Quyết định 40 gồm những giấy tờ gì?
Theo Điều 4 Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC quy định về hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp cho thanh niên xung phong theo Quyết định 40 như sau:
Hồ sơ xét hưởng chế độ trợ cấp gồm:
- Giấy tờ chứng minh là thanh niên xung phong:
+ Lý lịch cán bộ hoặc lý lịch đảng viên khai trước ngày Quyết định 104/1999/QĐ-TTg (được thay thế bởi Quyết định 40/2011/QĐ-TTg) có hiệu lực thi hành.
+ Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương như: Giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị quản lý TNXP; Giấy chuyển thương, chuyển viện, phiếu sức khoẻ; Giấy khen trong thời gian tham gia lực lượng TNXP; Giấy chứng nhận tham gia TNXP; Giấy điều động công tác, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ.
+ Trường hợp thanh niên xung phong không còn một trong các giấy tờ quy định tại điểm a và b khoản này thì phải nộp bản khai có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú trước khi tham gia TNXP (bản chính). Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác nhận bản khai đối với đối tượng là người địa phương đi TNXP nhưng hiện đang đăng ký hộ khẩu thường trú ở địa phương khác (nội dung xác nhận theo mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
- Bản khai cá nhân (lập theo mẫu số 1A hoặc 1B hoặc 1C ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC, cụ thể:
+ Trường hợp đề nghị hưởng trợ cấp một lần thì lập theo mẫu số 1A đối với thanh niên xung phong còn sống; nếu đã từ trần thì thân nhân TNXP lập theo mẫu số 1B.
+ Trường hợp đề nghị hưởng trợ cấp hàng tháng thì lập theo mẫu số 1C.
- Đối với đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng phải có thêm giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế cấp huyện trở lên (bản chính).
Thời gian tính hưởng chế độ trợ cấp cho thanh niên xung phong theo Quyết định 40 được quy định như thế nào?
Theo Điều 1 Thông tư liên tịch 08/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BTC quy định về thời gian tính hưởng chế độ trợ cấp như sau:
- Thời gian tính hưởng chế độ trợ cấp được tính kể từ ngày thanh niên xung phong tập trung tham gia kháng chiến đến ngày hoàn thành nhiệm vụ trở về địa phương.
- Trường hợp thanh niên xung phong có thời gian tập trung tham gia kháng chiến không liên tục, thì thời gian tính hưởng chế độ trợ cấp là tổng thời gian thực tế của các lần tập trung tham gia kháng chiến.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?