Mục tiêu việc ban hành chính sách khi sắp xếp tổ chức bộ máy đối với cán bộ có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi theo Công văn 1814 được quy định như thế nào?

Công văn 1814: Mục tiêu của việc ban hành chính sách chế độ khi sắp xếp tổ chức bộ máy đối với cán bộ có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi được quy định như thế nào?

Mục tiêu việc ban hành chính sách khi sắp xếp tổ chức bộ máy đối với cán bộ có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi theo Công văn 1814 được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Phần 1 Công văn 1814/BNV-TCBC năm 2025 quy định cụ thể về mục tiêu chung của việc ban hành chính sách cụ thể như sau:

- Trong quá trình triển khai thực hiện, trên cơ sở đề nghị của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Nội vụ đã báo cáo Đảng ủy Chính phủ để báo cáo Bộ Chính trị mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định đối với cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy, người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương và địa phương. Căn cứ Thông báo 75-KL/TW/2025 của Bộ Chính trị về việc đồng ý mở rộng phạm vi điều chỉnhvà đối tượng áp dụng, Chính phủ đã ban hành Nghị định 67/2025/NĐ-CP ngày 15/3/2025 sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/2024/NĐ-CP, trong đó mở rộng phạm vi và đối tượng áp dụng so với Nghị định 67/2024/NĐ-CP như sau:

- Về phạm vi điều chỉnh:

(1) Các cơ quan, tổ chức, đơn vị không trực tiếp sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ;

(2) Các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy.

- Về đối tượng áp dụng:

(1) Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật trước thời điểm ngày 15/01/2019 và LLVT còn đủ 05 năm trở xuống đến tuổi nghỉ hưu trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị không chịu sự tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhưng phải thực hiện tinh giản biên chế, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, viên chức;

(2) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước tại các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện chịu tác động trực tiếp của việc thực hiện sắp xếp, hợp nhất, sáp nhập tổ chức bộ máy;

(3) Cán bộ không đủ tuổi tái cử, tái bổ nhiệm quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định 177/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm; cán bộ đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm cấp ủy cùng cấp, có thời gian công tác tính từ ngày bắt đầu tổ chức đại hội còn từ 2,5 năm (30 tháng) đến 05 năm (60 tháng) đến đủ tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 177/2024/NĐCP và cán bộ đang tham gia cấp ủy ở các đảng bộ phải kết thúc hoạt động, kiện toàn tổ chức bộ máy còn 05 năm (60 tháng) trở xuống đến tuổi nghỉ hưu, có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để tạo điều kiện sắp xếp nhân sự cấp ủy trong kỳ đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và được cấp có thẩm quyền đồng ý.

Mục tiêu việc ban hành chính sách khi sắp xếp tổ chức bộ máy đối với cán bộ có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi theo Công văn 1814 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ nghỉ thôi việc, nghỉ hưu trước tuổi thế nào?

Theo Điều 3 Nghị định 178/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc thực hiện chính sách, chế độ được quy định cụ thể như sau:

- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách, chế độ.

- Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch và theo quy định của pháp luật.

- Bảo đảm chậm nhất sau 05 năm kể từ ngày quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy của cấp có thẩm quyền có hiệu lực thi hành thì số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý và số lượng cán bộ, công chức viên chức, người lao động ở các cơ quan, tổ chức đơn vị trong hệ thống chính trị sau sắp xếp theo đúng quy định.

- Bảo đảm chi trả chính sách, chế độ kịp thời, đầy đủ theo quy định của pháp luật; sử dụng đúng, hiệu quả ngân sách nhà nước.

- Từng cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện rà soát, đánh giá tổng thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động công tâm, khách quan trên cơ sở đánh giá phẩm chất, năng lực, kết quả thực hiện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu vị trí việc làm của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trên cơ sở đó thực hiện sắp xếp, tinh giản biên chế và thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức viên chức và người lao động.

- Tập thể lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị chịu trách nhiệm trong đánh giá, sàng lọc, lựa chọn đối tượng nghỉ việc gắn với việc cơ cấu và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý để cơ quan, tổ chức, đơn vị hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.

- Một đối tượng đủ điều kiện hưởng nhiều chính sách, chế độ quy định tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một chính sách, chế độ cao nhất.

- Các bộ, ban, ngành ở trung ương và các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở cấp tỉnh phải cử khoảng 5% cán bộ, công chức viên chức trong biên chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị đi công tác ở cơ sở.

Có những hình thức nào để chi trả lương hưu?

Căn cứ theo Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về hình thức chi trả lương hưu và chế độ bảo hiểm xã hội

- Thông qua tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

- Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền.

- Thông qua người sử dụng lao động.

Theo đó có 03 hình thức chi trả lương hưu là: qua tài khoản của người thụ hưởng, trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được ủy quyền, thông qua người sử dụng lao động

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 01/7/2025

Công văn 1814
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao Động Tiền Lương
Mục tiêu việc ban hành chính sách khi sắp xếp tổ chức bộ máy đối với cán bộ có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi theo Công văn 1814 được quy định như thế nào?
Lao Động Tiền Lương
Công văn 1814: Xây dựng tiêu chí đánh giá CBCCVC để thực hiện sắp xếp bộ máy được căn cứ vào đâu?
Lao Động Tiền Lương
Công văn 1814: Công bố thời điểm quyết định sắp xếp tổ chức bộ máy được xác định căn cứ vào đâu? CBCCVC có được bảo lưu phụ cấp chức vụ lãnh đạo khi sắp xếp tổ chức bộ máy không?
Lao Động Tiền Lương
Công văn 1814: Toàn bộ CBCCVC được nâng lương trước hạn khi nghỉ hưu trước tuổi, gồm những ai?
Lao Động Tiền Lương
Công văn 1814: 08 Đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị gồm những đối tượng nào?
Lao Động Tiền Lương
Công văn 1814: Khoản phụ cấp nào được tính vào tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng trợ cấp cho cán bộ công chức tại Nghị định 178?
Đi đến trang Tìm kiếm - Công văn 1814
7 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào