Mức phụ cấp thâm niên Hải quan hiện nay là bao nhiêu?
Ai được hưởng phụ cấp thâm niên Hải quan?
Căn cứ Mục 1 Thông tư 40/2003/TT-BTC quy định về đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên Hải quan như sau:
1/ Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên Hải quan:
Cán bộ, công chức Hải quan có thời gian công tác đủ 5 năm (tròn 60 tháng) trong ngành Hải quan được hưởng phụ cấp thâm niên Hải quan gồm:
- Công chức làm việc ở các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của Tổng cục Hải quan theo quy định tại khoản 1, Điều 3, Nghị định số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 của Chính phủ, kể cả cán bộ chuyên trách công tác Đảng, đoàn thể thuộc biên chế và do ngành Hải quan trả lương;
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không thời hạn những công việc quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
Căn cứ Mục 2 Thông tư 40/2003/TT-BTC quy định về đối tượng không được hưởng phụ cấp thâm niên Hải quan như sau:
2/ Đối tượng không được hưởng phụ cấp thâm niên Hải quan:
- Cán bộ, công chức Hải quan đã hưởng phụ cấp thâm niên thuộc ngành cơ yếu;
- Giáo viên Trường cao đẳng Hải quan, xếp lương theo bảng lương của ngành Giáo dục và đào tạo, đã được hưởng phụ cấp ưu đãi theo Quyết định số 973/1997/QĐ-TTg ngày 17/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên đang trực tiếp giảng dạy trong các trường công lập của Nhà nước.
Theo đó, trừ những đối tượng không được hưởng phụ cấp thâm niên Hải quan thì cán bộ, công chức Hải quan có thời gian công tác đủ 5 năm (tròn 60 tháng) trong ngành Hải quan được hưởng phụ cấp thâm niên Hải quan gồm:
- Công chức làm việc ở các đơn vị thuộc hệ thống tổ chức của Tổng cục Hải quan kể cả cán bộ chuyên trách công tác Đảng, đoàn thể thuộc biên chế và do ngành Hải quan trả lương.
- Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không thời hạn những công việc quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP.
Mức phụ cấp thâm niên Hải quan hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp thâm niên Hải quan hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ Mục 3 Thông tư 40/2003/TT-BTC quy định về mức phụ cấp và cách tính trả phụ cấp thâm niên Hải quan như sau:
3/ Mức phụ cấp và cách tính trả phụ cấp thâm niên Hải quan:
- Mức phụ cấp thâm niên Hải quan được tính như sau: Cán bộ, công chức Hải quan có đủ 5 năm công tác (tròn 60 tháng) liên tục trong ngành Hải quan được hưởng mức phụ cấp bằng 5% mức tiền lương được hưởng theo ngạch, bậc, từ năm thứ 6 trở đi cứ thêm mỗi năm công tác (tròn 12 tháng) thì được tính thêm 1%.
- Phụ cấp thâm niên Hải quan được trả theo tháng và được tính để đóng và hưởng bảo hiểm xã hội nhưng không được dùng làm căn cứ để tính các chế độ phụ cấp khác.
Theo đó, mức phụ cấp thâm niên Hải quan được tính như sau: Cán bộ, công chức Hải quan có đủ 5 năm công tác (tròn 60 tháng) liên tục trong ngành Hải quan được hưởng mức phụ cấp bằng 5% mức tiền lương được hưởng theo ngạch, bậc, từ năm thứ 6 trở đi cứ thêm mỗi năm công tác (tròn 12 tháng) thì được tính thêm 1%.
Lưu ý: Phụ cấp thâm niên Hải quan được trả theo tháng và được tính để đóng và hưởng bảo hiểm xã hội nhưng không được dùng làm căn cứ để tính các chế độ phụ cấp khác.
Thâm niên Hải quan được tính từ thời gian nào?
Căn cứ Mục 4 Thông tư 40/2003/TT-BTC quy định về thời gian tính thâm niên Hải quan, cụ thể như sau:
4/ Thời gian tính thâm niên Hải quan:
- Thâm niên Hải quan được tính kể từ ngày các đối tượng qui định tại điểm 1 được chính thức bổ nhiệm hoặc tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị trong ngành Hải quan theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức và Bộ Luật Lao động, kể cả thời gian tập sự theo quy định của Nhà nước.
- Thời gian cán bộ, công chức Hải quan đi nghĩa vụ quân sự theo Luật định được tính hưởng phụ cấp thâm niên ngành Hải quan.
- Cán bộ, công chức Hải quan đã có thời gian hưởng phụ cấp thâm niên của các ngành khác như: Quân đội, Công an, Cơ yếu... thì được cộng để tính hưởng phụ cấp thâm niên Hải quan.
Theo đó, thâm niên Hải quan được tính kể từ ngày các đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên Hải quan được chính thức bổ nhiệm hoặc tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị trong ngành Hải quan theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức và Bộ Luật Lao động, kể cả thời gian tập sự theo quy định của Nhà nước.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?