Mức lương tối thiểu vùng tại Sơn La hiện nay đang là bao nhiêu?
Năm 2023 mức lương tối thiểu vùng tại Sơn La được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Dẫn chiếu Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2023 của Sơn La được quy định như sau:
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
- Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);
…
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.
Như vậy, người lao động làm việc tại các địa bàn trên tỉnh Sơn La sẽ được hưởng mức lương tối thiểu vùng là:
- Thành phố Sơn La: 3.640.000 đồng/tháng.
- Các địa bàn còn lại: Huyện Bắc Yên, Huyện Mai Sơn, Huyện Mộc Châu, Huyện Mường La, Huyện Phù Yên, Huyện Quỳnh Nhai, Huyện Sông Mã, Huyện Sốp Cộp, Huyện Thuận Châu, Huyện Vân Hồ, Huyện Yên Châu 3.250.000 đồng/tháng.
Mức lương tối thiểu vùng tại Sơn La hiện nay đang là bao nhiêu?
Ảnh hưởng của mức lương tối thiểu vùng tại Sơn La đến người lao động ra sao?
Pháp luật Việt Nam đảm bảo những quyền lợi cơ bản của người lao động liên quan đến mức lương tối thiểu vùng tại Sơn La. Theo đó, căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về áp dụng mức lương tối thiểu là:
Áp dụng mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
….
Như vậy, người sử dụng lao động phải đảm bảo trả lương cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn làm việc, nhằm bảo vệ đầy đủ chi phí sống và sinh hoạt hàng ngày cho người lao động.
Bên cạnh đó, các quyền lợi khác của người lao động cũng được đảm bảo như quyền lợi về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội và các quyền khác liên quan đến mức lương như thưởng, phụ cấp. Người lao động cũng có quyền được đàm phán, thương lượng và ký kết hợp đồng lao động với nhà tuyển dụng, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên.
Nếu không thực hiện tăng lương theo mức tối thiểu vùng thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP (hết hiệu lực ngày 01/07/2022).
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 5 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định:
Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
...
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt đối với hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
…
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.
Theo đó đó doanh nghiệp vi phạm về việc trả lương thấp hơn lương tối thiểu có thể bị phạt từ 40 - 150 triệu đồng (tùy thuộc vào số lượng người lao động).
Ngoài ra doanh nghiệp còn phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Như vậy, nếu doanh nghiệp trước đó trả lương bằng mức tối thiểu vùng cũ, sau khi mức tối thiểu vùng tăng lên mà doanh nghiệp không tăng lên tương ứng thì sẽ vi phạm việc trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu và bị xử phạt như trên.
Trường hợp mức lương trước đó được doanh nghiệp trả cho người lao động cao hơn mức tối thiểu vùng thì sẽ tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận có lợi hơn đối với người lao động.
Việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động liên quan đến mức lương tối thiểu vùng tại Sơn La sẽ giúp tăng cường niềm tin, động viên và giữ chân nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Đồng thời, cũng góp phần giảm thiểu sự bất công, tăng cường sự phát triển bền vững và cân đối của nền kinh tế và xã hội.
Tra cứu nhanh mức lương tối thiểu vùng theo các khu vực cụ thể TẠI ĐÂY.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?