Mức lương tối thiểu vùng năm 2025 của người lao động làm việc tại tỉnh Quảng Bình là bao nhiêu?
Mức lương tối thiểu vùng năm 2025 của người lao động làm việc tại tỉnh Quảng Bình là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng 1 | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng 2 | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng 3 | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng 4 | 3.450.000 | 16.600 |
Căn cứ theo danh mục địa bàn vùng 1, vùng 2, vùng 3 và vùng 4 được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2025 của người lao động làm việc tại tỉnh Quảng Bình được xác định như sau:
- Thành phố Đồng Hới áp dụng mức lương tối thiểu vùng 2:
+ Mức lương tối thiểu tháng: 4.410.000 đồng/tháng.
+ Mức lương tối thiểu giờ: 21.200 đồng/tháng.
- Các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn áp dụng mức lương tối thiểu vùng 3:
+ Mức lương tối thiểu tháng: 3.860.000 đồng/tháng.
+ Mức lương tối thiểu giờ: 18.600 đồng/giờ.
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Quảng Bình áp dụng mức lương tối thiểu vùng 4:
+ Mức lương tối thiểu tháng: 3.450.000 đồng/tháng.
+ Mức lương tối thiểu giờ: 16.600 đồng/giờ.
Mức lương tối thiểu vùng năm 2025 của người lao động làm việc tại tỉnh Quảng Bình là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Việc áp dụng mức lương tối thiểu được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định áp dụng mức lương tối thiểu như sau:
- Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
- Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
- Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
+ Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
+ Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.
Người sử dụng lao động trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, đối với người sử dụng lao động là cá nhân có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng thì bị phạt tiền theo các mức sau đây:
- Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động.
- Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động.
- Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Yêu cầu người người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng cho người lao động.
Trường hợp đối với tổ chức vi phạm thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.











- Toàn bộ Minh chứng đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS năm 2025 là gì?
- Bộ Tài chính chính thức quyết định không giải quyết nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 đối với CCVC và người lao động nếu xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ có đúng không?
- Chính thức bỏ lương cơ sở, chuyển xếp lương cũ sang lương mới chiếm 70% tổng quỹ lương đảm bảo cao hơn lương hiện hưởng hay vẫn giữ nguyên mức lương cũ?
- Chốt tăng lương cho cán bộ công chức được dựa trên những căn cứ nào tại khu vực Hà Nội theo Nghị quyết 46?
- Ngày đại lễ nào của Việt Nam mà người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương?