Mức lương tối thiểu vùng của Hà Giang 2023 là bao nhiêu?
Hiện tại mức lương tối thiểu của Hà Giang là bao nhiêu?
Hiện nay mức lương tối thiểu vùng của Hà Giang được căn cứ dựa theo quy định mới nhất tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
lương tối thiểu
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Dẫn chiếu Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, ta có thể thấy mức lương tối thiểu vùng được áp dụng cho các địa bàn trên tỉnh Hà Giang được quy định như sau:
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
…
- Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);
…
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.
Như vậy từ các quy định trên có thể thấy mức lương tối thiểu vùng của Hà Giang được quy định cụ thể như sau:
- Thành phố Hà Giang: 3.640.000 đồng/tháng hoặc 17.500 đồng/giờ
- Các địa bàn còn lại bao gồm Huyện Bắc Mê, Huyện Bắc Quang, Huyện Đồng Văn, Huyện Hoàng Su Phì, Huyện Mèo Vạc, Huyện Quản Bạ, Huyện Quang Bình, Huyện Vị Xuyên, Huyện Xín Mần, Huyện Yên Minh: áp dụng mức lương: 3.250.000 đồng/tháng hoặc 15.600 đồng/giờ
Mức lương tối thiểu của Hà Giang
Những ai được áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại Hà Giang?
Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về mức lương như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
...
Đồng thời, để được áp dụng mức lương tối thiểu vùng khi tham gia lao động, người lao động và người sử dụng lao động phải thuộc các đối tượng sau đây:
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về đối tượng áp dụng như sau
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động, bao gồm:
a) Doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
b) Cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa thuận.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện mức lương tối thiểu quy định tại Nghị định này.
Như vậy đối với những người không thuộc các đối tượng nêu trên sẽ không chịu sự điều chỉnh cũng như không được áp dụng mức lương tối thiểu khi tham gia lao động tại Hà Giang.
Công ty có cần xây dựng bảng lương trước khi tuyển dụng người lao động hay không?
Việc xây dựng bản lương đối với người sử dụng lao động cũng được pháp luật đề cập rõ tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động
1. Người sử dụng lao động phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng, sử dụng lao động, thỏa thuận mức lương theo công việc hoặc chức danh ghi trong hợp đồng lao động và trả lương cho người lao động.
2. Mức lao động phải là mức trung bình bảo đảm số đông người lao động thực hiện được mà không phải kéo dài thời giờ làm việc bình thường và phải được áp dụng thử trước khi ban hành chính thức.
3. Người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.
Thang lương, bảng lương và mức lao động phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Như vậy, công ty phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động làm cơ sở để tuyển dụng người lao động và bảng lương này phải được công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Người lao động nhận lương thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng thì làm sao?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 38/2022/NĐ-CP nêu trên, người sử dụng lao động phải trả lương tối thiểu vùng không được thấp hơn quy định và đảm bảo đúng thời hạn nhằm tạo điều kiện về chi phí sống cho người lao động, bảo vệ quyền lợi của họ và duy trì một môi trường làm việc công bằng và hợp lý.
Trường hợp người lao động động nhận lương thấp hơn so với mức lương tối thiểu vùng thì có thể đòi lại quyền lợi của mình như sau:
- Kiểm tra lại bảng lương: Đầu tiên, người lao động cần kiểm tra lại bảng lương của mình để xác định rõ số tiền lương thực tế đang nhận có thấp hơn mức lương tối thiểu vùng hay không.
- Trao đổi và yêu cầu công ty giải quyết: Sau khi xác định rõ vấn đề, người lao động nên trao đổi trực tiếp với người sử dụng lao động để giải quyết vấn đề.
- Nếu người sử dụng lao động không giải quyết được vấn đề: người lao động có thể gửi khiếu nại đến Sở thanh tra lao động để được giải quyết hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ và bảo vệ từ công đoàn để đòi hỏi quyền lợi của mình.
Tra cứu nhanh mức lương tối thiểu vùng theo các khu vực cụ thể TẠI ĐÂY.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?