Mức lương cơ bản của Thành viên hội đồng và Kiểm soát viên làm việc chuyên trách trong doanh nghiệp nhà nước được quy định ra sao?
Mức lương cơ bản của Thành viên hội đồng và Kiểm soát viên làm việc chuyên trách trong doanh nghiệp nhà nước được quy định ra sao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 44/2025/NĐ-CP quy định mức lương cơ bản của Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên làm việc chuyên trách trong doanh nghiệp nhà nước như sau:
1. Chức tịch Hội đồng thành viên (hoặc Chủ tịch công ty), Chủ tịch Hội đồng quản trị:
Nhóm 1: Mức 1: 80 , Mức 2: 70 , Mức 3: , Mức 4: 53.
Nhóm 2: Mức 1: Mức 2: 42 , Mức 3: 36, Mức 4: 31.
2. Trưởng Ban kiểm soát:
Nhóm 1: Mức 1: 66, Mức 2: 58, Mức 3: 51, Mức 4: 44.
Nhóm 2: Mức 1: 40, Mức 2: 35, Mức 3: 30, Mức 4: 26.
3. Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên:
Nhóm 1: Mức 1: 65, Mức 2: 57, Mức 3: 50, Mức 4: 43.
Nhóm 2: Mức 1: 39, Mức 2: 34, Mức 3: 29, Mức 4: 25.
Lưu ý: Mỗi mức trên theo đơn vị: triệu đồng/tháng.
Mức lương cơ bản của Thành viên hội đồng và Kiểm soát viên làm việc chuyên trách trong doanh nghiệp nhà nước được quy định ra sao?
Đối tượng và điều kiện áp dụng cho Nhóm 1 được quy định như thế nào?
Căn cứ Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 44/2025/NĐ-CP, quy định đối tượng và điều kiện áp dụng cho nhóm 1 như sau:
1. Đối tượng áp dụng
- Doanh nghiệp là Công ty mẹ của tập đoàn kinh tế; ngân hàng; Tổng công ty nhà nước; công ty mẹ được chuyển đổi từ Tổng công ty nhà nước.
- Doanh nghiệp nhà nước độc lập tại thời điểm thực hiện chế độ tiền lương theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Nghị định 44/2025/NĐ-CP đang được xếp hạng, xếp lương, vận dụng xếp lương theo hạng Tổng công ty đặc biệt, Tổng công ty theo quy định tại Nghị định 52/2016/NĐ-CP.
- Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng nhóm 2 tại Mục 2 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 44/2025/NĐ-CP mà đạt đủ điều kiện quy định đối với mức 3 nhóm 1 trở lên thì được xem xét, áp dụng mức lương nhóm 1 tương ứng với kết quả đạt được.
2. Điều kiện áp dụng
- Ban hành bảng chỉ tiêu vốn (vốn chủ sở hữu hoặc vốn góp của chủ sở hữu), doanh thu, lợi nhuận (trước thuế) tối thiểu tương ứng với mức lương cơ bản của mức 1, mức 2, mức 3 nhóm 1 theo ngành, lĩnh vực như sau:
- Doanh nghiệp căn cứ ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh và chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xác định mức lương cơ bản như sau:
+ Doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực nào thì áp dụng theo nhóm ngành, lĩnh vực đó. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực thì được lựa chọn căn cứ vào lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh chính hoặc lĩnh vực có doanh thu lớn nhất để chọn ngành, lĩnh vực áp dụng mức lương cơ bản.
+ Doanh nghiệp đạt đủ 03 chỉ tiêu vốn, doanh thu, lợi nhuận (sau khi loại trừ tác động của yếu tố khách quan theo quy định) của mức 1, mức 2, mức 3 thì áp dụng mức lương cơ bản tương ứng của mức đó.
Đối với doanh nghiệp không đạt đủ 03 chỉ tiêu vốn, doanh thu, lợi nhuận của mức 1, mức 2, mức 3 thì áp dụng mức lương cơ bản theo mức 4.
- Doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới đi vào hoạt động thì trong năm đầu mới thành lập hoặc mới đi vào hoạt động, được sử dụng chỉ tiêu vốn để xác định mức lương cơ bản như sau: nếu đạt chỉ tiêu vốn của mức 1, mức 2, mức 3 thì áp dụng mức lương cơ bản tương ứng của mức đó; nếu có chỉ tiêu vốn thấp hơn chỉ tiêu vốn quy định đối với mức 3 thì áp dụng mức lương cơ bản theo mức 4.
Đối tượng và điều kiện áp dụng cho Nhóm 2 được quy định như thế nào?
Căn cứ Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 44/2025/NĐ-CP, quy định đối tượng và điều kiện áp dụng cho nhóm 2 như sau:
1. Đối tượng áp dụng
Doanh nghiệp áp dụng mức lương cơ bản theo mức 1, mức 2, mức 3 và mức 4 của nhóm 2 là các doanh nghiệp còn lại (ngoài đối tượng quy định tại điểm 1 Mục 1 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 44/2025/NĐ-CP).
2. Điều kiện áp dụng
- Ban hành bảng chỉ tiêu vốn (vốn chủ sở hữu hoặc vốn góp của chủ sở hữu), doanh thu, lợi nhuận (trước thuế) tối thiểu tương ứng với mức lương cơ bản: mức 1, mức 2, mức 3 của nhóm 2 theo ngành, lĩnh vực như sau:
- Doanh nghiệp căn cứ ngành, lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh và chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kinh doanh để xác định mức lương cơ bản như sau:
+ Doanh nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực nào thì áp dụng theo nhóm ngành, lĩnh vực đó. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động thuộc nhiều lĩnh vực thì được lựa chọn căn cứ vào lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh chính hoặc lĩnh vực có doanh thu lớn nhất để chọn ngành, lĩnh vực áp dụng mức lương cơ bản.
+ Doanh nghiệp đạt đủ 03 chỉ tiêu vốn, doanh thu, lợi nhuận (sau khi loại trừ tác động của yếu tố khách quan theo quy định) của mức 1, mức 2, mức 3 thì áp dụng mức lương cơ bản tương ứng của mức đó. Đối với doanh nghiệp không đạt đủ 03 chỉ tiêu vốn, doanh thu, lợi nhuận của mức 1, mức 2, mức 3 thì áp dụng mức lương cơ bản theo mức 4.
+ Doanh nghiệp mới thành lập hoặc mới đi vào hoạt động thì trong năm đầu mới thành lập hoặc mới đi vào hoạt động, được sử dụng chỉ tiêu vốn để xác định mức lương cơ bản như sau: nếu đạt chỉ tiêu vốn của mức 1, mức 2, mức 3 thì áp dụng mức lương cơ bản tương ứng của mức đó; nếu có chỉ tiêu vốn thấp hơn chỉ tiêu vốn quy định đối với mức 3 thì áp dụng mức lương cơ bản theo mức 4.



- Thống nhất toàn bộ mức lương mới của CBCCVC và LLVT khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu đồng cao hay thấp hơn tiền lương hiện hưởng?
- Kỷ niệm lần đầu tiên ngày Quốc tế Lao động khi nào? Người lao động có được nghỉ vào ngày Quốc tế Lao động hay không?
- Quyết định ngừng áp dụng lương cơ sở, thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm 03 khoản tiền được thực hiện vào thời gian nào theo đề xuất?
- Công văn 1767: Chính thức quyết định cho nghỉ việc những đối tượng nào khi sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Bỏ cấp huyện: Chính thức tinh giản biên chế cán bộ công chức viên chức cấp huyện khi tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp trong thời hạn thế nào?