Mức hưởng trợ cấp một lần cho NLĐ bị tai nạn lao động có tham gia BHTNLĐ tự nguyện từ ngày 1/1/2025 là bao nhiêu?
BHTNLĐ tự nguyện là gì?
Ngày 01/11/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động (sau đây gọi là BHTNLĐ tự nguyện), có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định này là người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, có tham gia bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện (sau đây gọi tắt là người lao động).
2. Nghị định này cũng được áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.
Theo đó, đối tượng được áp dụng chế độ BHTNLĐ tự nguyện bao gồm:
- Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp và có tham gia BHTNLĐ theo hình thức tự nguyện.
- Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến BHTNLĐ tự nguyện.
Như vậy, giờ đây người lao động làm việc không theo hợp đồng cũng sẽ được hưởng chế độ BHTNLĐ. Đây có thể coi là một bước tiến quan trọng trong chính sách bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Tổng kết lại, có thể hiểu BHTNLĐ tự nguyện là một chế độ bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, giúp họ được bồi thường khi gặp phải tai nạn trong quá trình làm việc.
Mức hưởng trợ cấp một lần cho NLĐ bị tai nạn lao động có tham gia BHTNLĐ tự nguyện từ ngày 1/1/2025 là bao nhiêu?
Điều kiện hưởng chế độ BHTNLĐ tự nguyện là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định:
Điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện
1. Người lao động đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện được hưởng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện quy định tại Điều 4 của Nghị định này khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do tai nạn lao động xảy ra trong thời gian tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện;
b) Không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người lao động không được hưởng các chế độ tai nạn lao động tại Điều 4 của Nghị định này nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân sau:
a) Mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
b) Người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
c) Sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.
Như vậy, người lao động được hưởng chế độ BHTNLĐ tự nguyện nếu đáp ứng được các điều kiện sau:
- Đang tham gia BHTNLĐ tự nguyện
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do TNLĐ xảy ra trong thời gian tham gia BHTNLĐ tự nguyện;
- Nguyên nhân của tai nạn không bắt nguồn từ mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động;
- Người lao động không phải cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
- Không sử dụng chất ma tuý, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.
Mức hưởng trợ cấp một lần cho NLĐ bị tai nạn lao động có tham gia BHTNLĐ tự nguyện từ ngày 1/1/2025 là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 143/2024/NĐ-CP quy định:
Trợ cấp tai nạn lao động
1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 100% do tai nạn lao động thì được hưởng trợ cấp một lần như sau:
a) Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng ba lần mức lương tối thiểu tháng tính theo vùng IV do Chính phủ quy định (sau đây gọi tắt là tháng lương tối thiểu vùng IV), sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng IV;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, còn được hưởng thêm khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện, từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 lần tháng lương tối thiểu vùng IV, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng IV;
...
Dựa theo quy định trên, NLĐ bị suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động từ 5% trở lên (tối đa 100%) sẽ được hưởng trợ cấp một lần của chế độ BHTNLĐ tự nguyện.
Theo đó, mức hưởng trợ cấp một lần của chế độ BHTNLĐ tự nguyện bằng 03 lần tháng lương tối thiểu vùng 4 nếu mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động là 5%.
Từ mức 5% trở đi, cứ thêm 1% suy giảm khả năng lao động thì NLĐ sẽ được hưởng thêm 0,3 lần tháng lương tối thiểu vùng 4.
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:Như vậy, mức hưởng trợ cấp tối thiểu (suy giảm 5% khả năng lao động) là:
3 x 3.450.000 = 10.350.000 đồng
Cứ 1% suy giảm khả năng lao động, NLĐ sẽ được hưởng thêm:
0,3 x 3.450.000 đồng = 1.035.000 đồng
Ngoài khoản trợ cấp trên, NLĐ còn được hưởng thêm mức trợ cấp tính theo số năm đã tham gia BHTNLĐ tự nguyện với mức hưởng là 0,5 lần lương tháng tối thiểu vùng 4 nếu thời gian tham gia BHLĐTN tự nguyện là 01 năm trở xuống. Sau đó cứ thêm 01 năm tham gia BHLĐTN tự nguyện, NLĐ sẽ được hưởng thêm 0,3 lần lương tháng tối thiểu vùng 4.
Cụ thể, mức hưởng trợ cấp theo số năm đã tham gia BHTNLĐ tự nguyện cho NLĐ tham gia BHLĐTN từ 01 năm trở xuống là:
0,5 x 3.450.000 = 1.725.000 đồng
Cứ thêm 01 năm tham gia BHTNLĐ tự nguyện, NLĐ sẽ được hưởng thêm:
0,3 x 3.450.000 đồng = 1.035.000 đồng
Theo đó, mức hưởng trợ cấp một lần trong trường hợp NLĐ bị tai nạn lao động là tổng của mức trợ cấp suy giảm khả năng lao động và mức trợ cấp tính theo số năm đã tham gia BHTNLĐ tự nguyện.
Lưu ý: Nghị định 143/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/01/2025.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Giáng sinh 2024 vào ngày mấy, thứ mấy? Giáng sinh là ngày gì? Giáng sinh có phải ngày lễ tết của người lao động không?
- Nghị quyết 18: Hướng dẫn thực hiện cải cách tiền lương cán bộ công chức viên chức và người lao động tại đơn vị sự nghiệp y tế cần trích nguồn thu để lại để tạo nguồn, vậy tỷ lệ trích nguồn thu như thế nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?