Mức bồi dưỡng khi làm nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại TP. HCM là bao nhiêu?
- Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là gì?
- Mức bồi dưỡng khi làm nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại TP. HCM là bao nhiêu?
- Mức hỗ trợ hằng tháng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
- Trang phục của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh gồm những gì?
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là gì?
Theo Điều 2 Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở 2023 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, bon, phum, sóc (sau đây gọi là thôn), tổ dân phố, khu phố, khối phố, khóm, tiểu khu (sau đây gọi là tổ dân phố).
2. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân để hỗ trợ Công an xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Công an cấp xã) giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
3. Tổ bảo vệ an ninh, trật tự là hình thức tổ chức của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được bố trí ở thôn, tổ dân phố.
4. Địa bàn phụ trách là thôn, tổ dân phố được giao cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Luật này.
Theo đó lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là lực lượng do chính quyền địa phương thành lập trên cơ sở tự nguyện của người dân nhằm mục đích hỗ trợ Công an xã, phường, thị trấn, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Mức bồi dưỡng khi làm nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại TP. HCM là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức bồi dưỡng khi làm nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại TP. HCM là bao nhiêu?
Theo Điều 4 Nghị quyết 08/2024/NQ-HĐND quy định:
Mức bồi dưỡng khi làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau, ngày nghỉ, ngày lễ
1. Khi làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau được bồi dưỡng: 60.000 đồng/người/đêm, không quá 10 đêm/người/tháng.
2. Khi làm nhiệm vụ vào ngày nghỉ, ngày lễ được bồi dưỡng 600.000 đồng/người/ngày.
Theo đó mức bồi dưỡng khi làm nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại TP. HCM như sau:
- Nếu lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại TP. HCM làm nhiệm vụ từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau thì được bồi dưỡng: 60.000 đồng/người/đêm, tuy nhiên không quá 10 đêm/người/tháng.
- Trường hợp lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại TP. HCM làm nhiệm vụ vào ngày nghỉ, ngày lễ được bồi dưỡng 600.000 đồng/người/ngày.
Mức hỗ trợ hằng tháng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh là bao nhiêu?
Theo Điều 3 Nghị quyết 08/2024/NQ-HĐND quy định:
Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng đối với người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế
1. Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng
a) Tổ trưởng: 6.500.000 đồng/người/tháng;
b) Tổ phó: 6.300.000 đồng/người/tháng;
c) Tổ viên: 6.000.000 đồng/người/tháng.
2. Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hỗ trợ 100% số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trên mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở được hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế hàng năm.
Theo đó mức hỗ trợ hằng tháng của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh như sau:
- Đối với Tổ trưởng: 6.500.000 đồng/người/tháng;
- Đối với Tổ phó: 6.300.000 đồng/người/tháng;
- Đối với Tổ viên: 6.000.000 đồng/người/tháng.
Trang phục của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 40/2024/NĐ-CP quy định thì trang phục của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh bao gồm:
- Trang phục xuân hè (quần áo xuân hè, áo xuân hè dài tay);
- Trang phục thu đông (mũ bông gắn huy hiệu, quần áo thu đông, áo ấm, áo sơ mi, ca ra vát); mũ mềm gắn huy hiệu; mũ cứng gắn huy hiệu; mũ bảo hiểm; dây lưng; giầy da; dép nhựa; bít tất; quần áo mưa;
Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở ở Thành phố Hồ Chí Minh được trang bị trang phục thu đông khi có nhu cầu.
Trường hợp không trang bị trang phục thu đông thì trang bị thay thế bằng 01 bộ quần áo xuân hè (tiêu chuẩn 01 năm/01 bộ) và 01 cái áo xuân hè dài tay (tiêu chuẩn 02 năm/01 cái).
Mẫu trang phục của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 40/2024/NĐ-CP.
- Từ 7/2/2025, thực hiện cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang, các bộ, cơ quan trung ương khi phân bổ ngân sách cho các đơn vị trực thuộc phải tiết kiệm bao nhiêu phần trăm số chi thường xuyên?
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Những loại hợp đồng lao động nào được pháp luật Việt Nam công nhận?
- Vì sao lấy ngày 3/2 là ngày thành lập Đảng? Vào ngày thành lập Đảng người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương không?