Miền Tây có bao nhiêu tỉnh có tên trùng với thành phố trực thuộc tỉnh? Lương tối thiểu của các thành phố này là bao nhiêu?

Có bao nhiêu tỉnh ở miền Tây có tên trùng với thành phố trực thuộc tỉnh? Các thành phố này có mức lương tối thiểu là bao nhiêu?

Miền Tây có bao nhiêu tỉnh có tên trùng với thành phố trực thuộc tỉnh?

Căn cứ Mục 1 Điều 1 Quyết định 287/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:

Phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chính sau:
I. PHẠM VI, RANH GIỚI LẬP QUY HOẠCH
1. Vùng đất bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
2. Vùng biển ven bờ của các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang.
...

Theo đó, miền Tây (hay vùng đồng bằng sông Cửu Long) có 13 tỉnh bao gồm: Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.

Cần Thơ được biết đến thành phố trực thuộc Trung ương duy nhất tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long hay miền Tây Nam Bộ

Bên cạnh thành phố Cần Thơ trực thuộc trung ương thì 12 tỉnh còn lại của Miền Tây cũng sở hữu cho mình 19 thành phố trực thuộc tỉnh.

Miền Tây hiện nay có 06 tỉnh có tên trùng với thành phố trực thuộc tỉnh, cụ thể:

- Tỉnh Bến Tre: thành phố Bến Tre.

- Tỉnh Trà Vinh: thành phố Trà Vinh.

- Tỉnh Vĩnh Long: thành phố Vĩnh Long.

- Tỉnh Sóc Trăng: thành phố Sóc Trăng.

- Tỉnh Bạc Liêu: thành phố Bạc Liêu.

- Tỉnh Cà Mau: thành phố Cà Mau.

Ngoài ra, miền Tây có 1 thành phố trực thuộc Trung ương đó là thành phố Cần Thơ.

Miền Tây có bao nhiêu tỉnh có tên trùng với thành phố trực thuộc tỉnh? Lương tối thiểu của các thành phố này là bao nhiêu?

Miền Tây có bao nhiêu tỉnh có tên trùng với thành phố trực thuộc tỉnh? Lương tối thiểu của các thành phố này là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức lương tối thiểu vùng của các thành phố có tên trùng với các tỉnh miền Tây là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:

Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Theo đó, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Các bên thỏa thuận tiền lương theo công việc hoặc theo chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Theo khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 thì có thể hiểu mức lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động khi làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng 1

4.960.000

23.800

Vùng 2

4.410.000

21.200

Vùng 3

3.860.000

18.600

Vùng 4

3.450.000

16.600

Danh mục địa bàn vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4 được quy định cụ thể tại Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.

Như vậy, mức lương tối thiểu tại các thành phố có tên trùng với các tỉnh miền Tây (Thành phố Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau) như sau:

- Lương tối thiểu tháng: 4.410.000 đồng/tháng.

- Lương tối thiểu giờ: 21.200 đồng/giờ.

Doanh nghiệp có được trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu không?

Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Theo đó, mức lương theo công việc hoặc chức danh mà doanh nghiệp trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Căn cứ khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về tiền lương, cụ thể như sau:

Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
...

Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân, trường hợp là tổ chức thì áp dụng mức phạt gấp đôi.

Như vậy trường hợp doanh nghiệp có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:

- Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

- Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

- Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.

Ngoài ra thì doanh nghiệp còn phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào