Mẫu thông báo về việc giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị?
- Mẫu thông báo về việc giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị?
- Khi nào giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị?
- Khi nào phải thông báo về việc giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị?
Mẫu thông báo về việc giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị?
Mẫu thông báo về việc giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị được quy định tại Phụ lục số 08/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư 202/2012/TT-BTC như sau:
Tải mẫu thông báo về việc giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị: Tại đây
Mẫu thông báo về việc giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị? (Hình từ Internet)
Khi nào giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 202/2012/TT-BTC quy định như sau:
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị
1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị trong các trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết thời hạn;
b) Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán bị thu hồi;
c) Trong thời gian kiểm toán viên bị đình chỉ hành nghề kiểm toán;
d) Kiểm toán viên hành nghề không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
đ) Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn bảo đảm là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này;
e) Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị;
g) Kiểm toán viên hành nghề không tiếp tục hành nghề kiểm toán;
h) Doanh nghiệp kiểm toán bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu;
i) Kiểm toán viên hành nghề bị phạt tù giam theo tuyên bố của Toà án;
k) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm toán viên hành nghề sẽ bị xóa tên khỏi danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.
Theo đó, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị trong các trường hợp sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết thời hạn;
- Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán bị thu hồi;
- Trong thời gian kiểm toán viên bị đình chỉ hành nghề kiểm toán;
- Kiểm toán viên hành nghề không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
- Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn bảo đảm là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian;
- Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị;
- Kiểm toán viên hành nghề không tiếp tục hành nghề kiểm toán;
- Doanh nghiệp kiểm toán bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu;
- Kiểm toán viên hành nghề bị phạt tù giam theo tuyên bố của Toà án;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Khi nào phải thông báo về việc giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Thông tư 202/2012/TT-BTC quy định như sau:
Trách nhiệm của kiểm toán viên hành nghề
...
2. Thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị đối với các trường hợp quy định tại điểm d, đ, e, h khoản 1 Điều 8 Thông tư này theo mẫu quy định tại Phụ lục số 08/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Theo đó, kiểm toán viên hành nghề phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị đối với các trường hợp sau:
- Kiểm toán viên hành nghề không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
- Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn bảo đảm là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.
- Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.
- Doanh nghiệp kiểm toán bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu.











- Sửa Nghị định 178 về nghỉ hưu trước tuổi: Chính thức mức hưởng lương hưu là 45% áp dụng cho đối tượng nào?
- Chốt mức lương mới của CBCCVC và LLVT sau khi bỏ lương cơ sở 2,34 triệu có đảm bảo cao hơn mức lương hiện hưởng hay không?
- Quyết định chính thức: Bãi bỏ lương cơ sở, bãi bỏ toàn bộ hệ số lương của 09 đối tượng sau 2026 thì quan hệ tiền lương được mở rộng như thế nào?
- Nghị quyết 76: Chốt thời gian chính thức hoạt động của chính quyền địa phương cấp xã? Tiêu chuẩn của từng chức danh công chức cấp xã được quy định như thế nào?
- Thống nhất dừng áp dụng mức lương cơ sở 2.34 triệu đồng/tháng đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang thì cách tính lương thế nào?